Roberto Goizueta - Người đánh thức những giấc mơ Người Mỹ
Nói đến Roberto Goizueta, người ta thường nhắc đến ông như một nhà lãnh đạo vĩ đại có một tầm nhìn lớn, một chiến lược rõ ràng và một khát vọng sục sôi để đưa công ty của ông trở thành hàng đầu thế giới. Trong một phát biểu trước các thành viên Câu lạc bộ Quản trị tại Chicago năm 1997, chỉ vài tháng trước khi ông qua đời, ông đã nói: “Một tỷ giờ đồng hồ trước đây, nhân loại đã xuất hiện trên trái đất. Một tỷ phút đồng hồ trước đây, Ki-tô giáo đã bước vào thế gian này. Một tỷ giây đồng hồ trước đây, ban nhạc Beatles đã dàn dựng Show diễn Ed Sullivan hoành tráng. Một tỷ chai Coca-Cola đã được sản xuất … vào sáng hôm qua. Một câu hỏi chúng tôi đang hỏi bản thân chúng tôi lúc này rằng chúng tôi phải làm gì để tạo ra một tỷ chai Coca-Cola vào sáng hôm nay?”
Xây dựng Coca-Cola trở thành số một thế giới là khát vọng gắn kết hết cuộc đời của ông. Và, trong khi ông đang trên con đường cần mẫn xây dựng, ông đã ra đi, một sự ra đi không báo trước. Sự ra đi của những giám đốc điều hành thường làm cho công ty rơi vào khủng hoảng, đặc biệt nếu sự ra đi một cách đột ngột như trường hợp của ông. Nhưng may mắn thay, nhà lãnh đạo vĩ đại đã nhận ra những vấn đề có thể xảy ra ngay thuở đương thời.
Chỉ thời gian rất ngăn trước ông qua đời, ông đã từng trả lời phỏng rằng: vấn đề nghỉ hưu không phải là suy nghĩ của ông. Một ngày, ông còn cảm thấy vui, ông sẽ vui. Một khi ông còn có những nghị lực cần thiết thì ông sẽ làm cùng với mọi người. Và một khi ban lãnh đạo còn muốn ông ở vị trí lãnh đạo thì ông sẽ ở lại. Chính vì có sự sẵn sàng ra đi ở bất kể thời gian nào, nên ông đã chuẩn bị, và vì thế sự ra đi của ông đã không làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của công ty cúng như những người có liên quan.
Cha đẻ của những sự cám dỗ là ngân khố
Với khối óc của một nhà lãnh đạo và vì tình yêu với Coca-Cola, ngay từ buổi ban đầu, Goizueta đã nhận ra rằng cần có một sự thay đổi tích cực cần thiết cho công ty vì “Coca-Cola đã quá cổ hủ”. Ông nói rằng: “Nó đã chỉ tạo cho chúng ta một chút nhỏ thay đổi mà đáng ra nó phải thay đổi nhiều hơn. Thế giới thì đang thay đổi, còn chúng ta thì chẳng thay đổi theo nó” .
Rồi ngay lập tức ông đã bắt tay vào công cuộc thay đổi và ông hiểu rất rõ rằng, khả năng lãnh đạo sự thay đổi tích cực sẽ trở thành khả năng tối thượng của một nhà lãnh đạo hay nói một cách khác rằng, khả năng lãnh đạo của ông được đo bằng khả năng thiết lập sự thay đổi tích cực, và ông phải chứng tỏ mình bằng khả năng thay đổi ấy. Ông đã thực thi sứ mạng ấy bằng công việc tập hợp tất cả những sáng kiến, ý tưởng của ban lãnh đạo thành “Chiến lược cho thập niên 80”. Ông còn khẳng định không sợ rủi ro bằng một lời hứa rằng “chúng ta sẽ đương đầu với nó.”
Trong nguyên lý lãnh đạo đã chỉ ra, “Mọi sự thành hay bại đều do lãnh đạo”. Lời khẳng định này hoàn toàn chính xác ngay khi áp dụng trong trường hợp Roberto Gonzueta. Trong suốt thời gian lãnh đạo công ty, Goizueta đã thay đổi hoàn toàn những gì mà nhà “phân tích” đã có lần gọi “sự cổ hủ” của công ty. Goizueta đã tạo nên một bộ mặt mới của công ty cũng như kết quả kinh doanh chưa bao giờ xuất hiện trước đó. Khẩu hiệu của ông là: lợi nhuận từ đầu tư và giá cổ phần. Ông đã từng nói “cha đẻ của những sự cám dỗ là ngân khố” để ám chỉ sự cần thiết về lợi nhuận.
May mắn đã tới với ông và những nhà đầu tư cho Coca-Cola. Kể từ năm 1981- năm ông lãnh trách nhiệm lãnh đạo tập đoàn Coca-Cola , ông đã đem lại một sự giàu mạnh cho cổ đông hơn tất cả các giám đốc trong lịch sử công ty. Theo báo cáo thống kê của công ty, tổng kết quả cổ phiếu Coke đã tăng trên 7,100 % trong thời gian lãnh đạo công ty của ông. Tức là, nếu 1000$ đầu tư cho Coca-Cola khi Gonzueta nắm vị trị lãnh đạo thì hôm nay đã trở thành 71,000 $, bao gồm cả tái đầu tư. Một con số thật đáng ngưỡng mộ. Không những thế, riêng bản thân ông đã là chủ của gần 16 triệu cổ phiếu công ty, và điều đó đã đưa ông trở thành vị quản lý liên doanh đạt được địa vị tỷ phú đầu tiên của Hoa Kỳ.
Có lần ông đã nói: “Suy nghĩ toàn cầu và hành động toàn cầu”. Từ tư tưởng này, ông đã lãnh đạo mọi người trong công ty của ông xây dựng một Coca-Cola thành một trong những công ty lớn nhất thế giới. Trong thời gian của ông, Coca-Cola đã trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới về giá trị lợi nhuận. Coca-Cola đã vượt lên trên cả về những ngành công nghiệp xe hơi, công nghiệp dầu khí, Microsoft, Wal-Smart… công ty của ông chỉ đứng sau General Electric. Rất nhiều những cổ đông của công ty đã trở thành triệu phú.
Lãnh đạo là sự ảnh hưởng
Khi tôi đang viết những dòng này, một trong những khái niệm lãnh đạo của John C. Maxwell đã xuất hiện trong đầu tôi mà tôi đã đồng ý với quan điểm của ông rằng: “Lãnh đạo là sự ảnh hưởng. Không hơn… Không kém.” Với Gonzueta, ông đã dành cả cuộc đời hăng say cống hiến để thiết lập một sự ảnh hưởng đối với mọi người của ông, hướng mọi người đi theo những ý tưởng của ông và khích lệ họ. Ông đã đưa vào cái văn hoá hợp tác cho tất cả mọi cấp bậc của công ty. Văn hoá của suy nghĩ vĩ đại, văn hoá của hành động phi thường.
Khi ông được lãnh nhận vị trí lãnh đạo, vị giám đốc điều hành mới đã đẩy mình vào vấn đề tài chính cũng như vấn đề kinh tế của công ty. Với một sự mới mẻ bằng một câu khẩu hiệu mạnh mẽ “Coke là nó!”, ông đã thành công trong việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, trong khi tiếp tục khuếch trương ra thị trường quốc tế. Nhưng ông cũng không bỏ qua việc sản xuất những mặt hàng Coke mới. Nó đã tạo nên một cơn sốt và những cuộc biểu tình rầm rộ ở nhiều đường phố vì trong Coke có nhiều chất ngọt và cả caffeine, nhưng sau đó tất cả đều phải ... yêu nó.
James B. Williams, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Sun Trust Bank và là thành viên của hội đồng giám đốc Coca-Cola đã phát biểu rằng: “Roberto là một người của sự khôn ngoan, tầm nhìn và đầy lòng bác ái”. Và ông nói thêm rằng, “tất cả những phẩm chất ấy Roberto đã không chỉ dành cho công ty mà còn cho cả cộng đồng. Ông là người bạn, là hàng xóm, và tôi sẽ rất nhớ ông ấy.”
Khi tất cả mọi ngôn từ đã được nói ra, mọi công việc đã hoàn thành, tất cả khả năng của chúng ta với tư cách là lãnh đạo sẽ không được đánh giá bằng những gì cá nhân hay thậm chí tập thể của chúng ta đạt được trong thời gian lãnh đạo. Nhưng sau khi ra đi, chúng ta sẽ bị phán xét bằng chính những hiệu quả do cá nhân và tập thể của chúng ta làm nên.
Như vậy, “nếu thành công không phải được định giá bởi những gì chúng ta tiến về phía trước, mà được định giá bởi những gì chúng ta để lại phía sau”, thì Roberto C. Goizueta xứng đáng là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh thành công nhất thế giới. Khi ông đột ngột ra đi, ông đã để lại một di sản khổng lồ. Khi ông lãnh nhận vị trí lãnh đạo Coca-Cola, công ty chỉ có 4 tỷ $ và dưới sự lãnh đạo của ông, nguồn vốn ấy đã trở thành 150 tỷ $. Điều đó có nghĩa rằng ông đã làm tăng giá trị của công ty lên hơn 3,500 %. Và đó cũng là nguyên nhân đưa Coca-Cola trở thành công ty hàng đầu thế giới.
Để kết thúc cho bài viết này, tôi xin mượn lời của cố tổng thống Jimmy Carter (Hoa Kỳ) nói về Roberto C. Goizueta. Ông đã nói rằng: “Có lẽ không có một nhà lãnh đạo liên doanh nào trong thời đại ngày nay có một minh hoạ đẹp đẽ về giấc mơ Người Mỹ. Ông đã tin rằng ở Hoa Kỳ, mọi thứ đều có thể. Ông đã sống trong giấc mơ ấy. Và bởi vì những khả năng lãnh đạo xuất chúng, ông đã giúp hàng ngàn người khác nhận ra những giấc mơ của họ”
(Theo LanhDao)