Sự nhạy bén trong kinh doanh, khiếu thẩm mỹ trời phú kết hợp với khả năng điều hành dịch vụ và một phong cách hoàn hảo đã biến ông thành huyền thoại trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Singapore trước thế giới.

Đó là tỷ phú Kwek Leng Beng, ông chủ của chuỗi những doanh nghiệp khách sạn, bất động sản hàng đầu Singapore và thế giới.

Nổi danh với kỳ tích đánh bại 19 đối thủ tầm cỡ quốc tế để giành quyền kiểm soát khách sạn Seoul Hilton của Tập đoàn Daewoo và với lời tuyên bố đã trở thành hiện thực khi sẵn sàng mua cả khách sạn siêu sang tại trung tâm Manhattan của “ông trùm” Donald Trump, Kwek Leng Beng là một trong số ít những doanh nhân thành công trên cả “sân nhà” và “sân khách”.

Tới thời điểm năm 2007, với việc nắm giữ những doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và bất động sản Millennium & Copthorne và City Developments Limited (CDL), khối tài sản cá nhân của Kwek Leng Beng đã lên tới con số 4,3 tỷ USD.

Hiệu quả công việc chứng minh tất cả

Tốt nghiệp trường khoa luật của Trường ĐH London và sau đó là làm nhân viên quản lý hành chính cho công ty gia đình, Kwek vẫn luôn muốn cải cách hành chính cho công ty vì ở thời điểm đó, các công ty của người Hoa như cha ông cũng hoạt động rất tốt, và chỉ cần hoàn chỉnh cơ cấu sẽ đảm bảo sự vận hành hiệu quả cho công ty.

Thế nhưng cha ông thì không thể chia sẻ suy nghĩ ấy: “Ta không quan tâm liệu công tác quản trị hay tái cơ cấu hệ thống có tốt hay không, đơn giản là nếu con không bán được hàng thì con không có thu nhập, và nếu con không có thu nhập thì con sẽ chết”.

Xuất phát từ mâu thuẫn với cha về quan điểm kinh doanh, có thời gian, Kwek đã bỏ sang Penang làm việc, tuy nhiên, cuối cùng Kwek cũng bị thuyết phục quay trở lại khi bạn bè của cha sang Penang tìm ông về. Nhớ lại kỷ niệm này, Kwek nhún vai: “Tôi không phải là người bướng bỉnh hay ngoan cố, không phải loại người luôn muốn chứng tỏ mình đúng ngay cả khi mình đã sai”.

Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp với số tài sản không nhỏ thừa kế từ cha - ông Kwek Hong Png, Kwek Leng Beng ngày nay đã nhân số tài sản đó lên nhiều lần.

Giống như các câu chuyện cổ điển của những người Trung Quốc khác về sự làm giàu từ hai bàn tay trắng, ông Kwek Hong Png rời tỉnh Phúc Kiến với ba anh em trai, không một xu dính túi tới Singapore để gây dựng sự nghiệp vào năm 1928. Kể từ đó, câu chuyện thành công của Tập đoàn Hong Leong dần hình thành. Giờ đây, trong khi Kwek Beng Leng có được sự nghiệp chói lọi tại Singapore thì người anh em họ của ông - Tan Sri Quek Leng Chan - cũng đang gặt hái thành công ở Malaysia.

Để được vinh danh trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn cho tới khi qua đời vào năm 1994, ông Kwek Hong Png đã khởi nghiệp với việc đêm đêm phải ngủ trên sàn cửa hàng của một người họ hàng từ năm 16 tuổi. Không ai khác, cha chính là người gây ảnh hưởng rõ nét và mạnh mẽ nhất đối với Kwek, giúp ông trở thành một nhà lãnh đạo tài ba ngày nay.

Ông Hong Png vẫn coi con trai cả của mình, Kwek Leng Beng, là “quá sách vở và ngây thơ”. Có lẽ con đường tới thành công quá vất vả của nhà sáng lập tập đoàn Hong Leong (vào năm 1945) đã khiến ông tin nhiều hơn vào tính thực tế hơn là lý thuyết.

Luôn lấy cha làm tấm gương học hỏi, Kwek sớm tạo được lòng tin của cha và được ông giao cho quản lý khách sạn King’s Hotel quy mô lớn từ năm 1970, trong khi đó ông Hong Png chỉ quản lý khách sạn nhỏ hơn là Orchid Hotel ở đường Dunearn. Kwek Leng Beng tập trung kinh doanh tới mức, vào thập niên 1970, ông thường xuyên ngồi ở hành lang khách sạn của mình ở Havelock và cầu nguyện khách hàng sẽ dừng bước và đặt phòng. “Khi họ tới, tôi vui mừng vô hạn”, Kwek nhớ lại.

Thôn tính để phát triển

Là một nhà tài phiệt vô cùng tham vọng, Kwek hiện vẫn đang tiếp tục nhắm tới việc mua lại các khách sạn khác trên thế giới như một phần trong kế hoạch bành trướng của mình.

Hẳn nhiều người vẫn chưa quên sự kiện Kwek đặt vấn đề mua New York’s The Plaza của trùm Donald Trump, phóng viên Mỹ đặt câu hỏi liệu có phải ông định mua khoảng 49% cổ phần của toà nhà nằm tại trung tâm Manhattan giàu có này hay không; không mất một giây suy nghĩ, Kwek trả lời rằng ông sẽ mua toàn bộ khách sạn.

Vào năm 1995, Kwek cùng với Hoàng tử Arập Alwaleed mua lại khách sạn New York’s The Plaza từ “trùm” tài phiệt bất động sản Donald Trump với giá 325 triệu USD. Khoảng 10 năm sau, khách sạn này được bán lại với giá 675 triệu USD.

Năm 1999, Kwek đánh bại 19 đối thủ tầm cỡ quốc tế trong cuộc đấu giá khách sạn Seoul Hilton ở mức 357 triệu USD của Tập đoàn Daewoo. Đặc biệt sành sỏi đối với các món hàng xa xỉ, từ trang phục cho tới khách sạn, nhà ở cho tới ô tô, Kwek thực sự tinh tường khi xác định tiềm năng phát triển cho mặt hàng kinh doanh của mình là khách sạn cao cấp. Và chỉ trong năm 2000, Hong Leong đã sở hữu khoảng 300 công ty, 12 trong số đó có tên trên TTCK tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ với hoạt động kinh doanh chính là bất động sản và chuỗi khách sạn.

Tuy nhiên, không vì thế mà Kwek bỏ qua thị trường thấp cấp hơn: “Trên thế giới ngày nay, các nhà đầu tư chỉ thích xây dựng khách sạn năm sao. Không có nhà đầu tư nào quan tâm tới khách du lịch với những dịch vụ giá rẻ. Chúng tôi sẽ tham gia vào thị trường này và chắc chắn sẽ gặt hái được không ít thành công”.

Triết lý làm việc chăm chỉ và có tâm

Rất thẳng thắn, quan điểm của nhà tài phiệt, cũng là một trong ba người giàu nhất Singapore là: “Bất kỳ điều gì chúng tôi làm cũng có thể thành lợi nhuận, nhưng không phải lợi nhuận là tất cả; nó quan trọng đấy, nhưng bạn còn cần phải có tâm nữa”.

Về tính cách, nhà tài phiệt Kwek là người tự tin và vô cùng cứng rắn: “Tôi đã nếm đủ đắng cay và tôi không ngại đối đầu với các công ty lớn”. Kwek còn cho rằng thành công chính là sống theo triết lý theo đuổi và hài lòng với những thành tựu đạt được, không nhất thiết phải lấy sự giàu có làm mục tiêu.

Điều hành công ty với mức kỷ luật cao, trung thành với triết lý kinh doanh, kiên định với những mục tiêu và kết hợp hoàn hảo giữa ý tưởng và hành động, trong những thập kỷ qua, bất chấp những yếu tố khó khăn do tình trạng cung vượt cầu và những biến động về số lượng khách du lịch, Kwek vẫn gặt hái liên tiếp thành công trong ngành kinh doanh khách sạn.

Chỉ từ 6 khách sạn của gia đình trong năm 1989, tính đến thời điểm tháng 8/2007, Kwek có trong tay khoảng 114 khách sạn tại 18 quốc gia trên 4 châu lục. Theo Kwek, “để lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp sẽ có nhiều cách, nhưng dù công việc là gì đi chăng nữa thì cũng cần phải có niềm đam mê, tầm nhìn chiến lược và tham vọng. Có thể bạn không đạt được tất cả những gì mong muốn, nhưng nếu kiên trì, bạn vẫn sẽ thành công phần nào”.

Cũng với triết lý kinh doanh đề cao tính thực tế, Kwek đặc biệt tin rằng thành công không đến với những người nào không làm việc chăm chỉ. Đều đặn dậy từ 5h sáng, ông chủ Tập đoàn Hong Leong làm việc 12 giờ mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần và sống với phương châm “Làm việc chăm chỉ, thay vì nói hãy bắt tay vào làm”. “Không phải là tôi đang phàn nàn vì phải làm việc nhiều. Tôi không hề sợ phải làm việc cật lực mà điều tôi sợ là bị hiểu nhầm”, Kwek tâm sự.

(Theo VnEconomy)

 

Top 10 người giàu nhất mọi thời đại

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khi nhắc đến số tài sản mà 10 người đàn ông này sở hữu (tại thời kỳ đỉnh cao nhất của họ và giá trị tài sản của họ đã được quy ra USD tại thời điểm năm 2007) thì ai cũng phải kinh ngạc, cho dù trong số họ đã có người chết hoặc sống ở cách xa thời dại của chúng ta hàng trăm năm. Vậy họ là ai và tại sao họ lại giàu đến mức vậy?

10. Carlos Slim Helu (1940 - )
60 tỷ USD

Carlos Slim Helu chi phối toàn bộ hệ thống viễn thông của Mexico. Thế nhưng ông không bị nhìn nhận như một ông trùm ghê gớm, đầy quyền lực của đất nước này, mặc dù ảnh hưởng của ông là rất lớn. Không chỉ giới trẻ mà cả các tầng lớp người dân khác nhìn nhận Carlos Slim là hình ảnh, thần tượng của họ. Năm 2006, Helu đã thu về 19 tỷ USD, mức thu nhập hàng năm lớn nhất mà một tỷ phú kiếm được trong 10 năm qua. Slim sở hữu mọi thứ ở Mexico. Hơn 200 công ty dưới quyền quản lý của ông, từ viễn thông cho đến vận tải, từ thuốc lá cho đến đồ uống. Carlos Slim từ chối danh hiệu “người đàn ông giàu nhất thế giới. Cho dù ông có chấp nhận danh hiệu này hay không thì ông vẫn được coi là một trong những người giàu nhất thế giới mọi thời đại.


9. Warren Buffett (1930 - )
62 tỷ USD

Warren Edward Buffet là một nhà đầu tư chứng khoán, doanh nhân và một nhà nhân đạo người Mỹ. Warren Buffet đã tích cóp được một gia sản khổng lồ nhờ vào những đầu tư khôn ngoan thông qua công ty mẹ Berkshire Hathaway, nơi mà ông là cổ đông lớn nhất và cũng là giám đốc điều hành. Với tài sản ước tính khoảng 62 tỉ đô la Mỹ, ông là người nhất thế giới, vượt qua Bill Gates, người 13 năm liên tục giàu nhất thế giới.


8. Sam Walton (1918 - 1992)
62,1 tỷ USD

Sam Walton là người sáng lập ra hai hãng bán lẽ nổi tiếng là Wal-Mart và Sam’s Club. Sam Walton qua đời vào năm 1992. Sự ra đi của Walton quá sớm và ông không thể nhìn thấy được tiềm năng, sự phát triển thần kỳ của đế chế Wal-Mart mà ông đã gây dựng nên, mặc dù ông đã gặt hái được rất nhiều thành công trong thời kỳ ông sống. Gia đình Walton của ông là một trong những gia đình giàu có và nổi tiếng nhất thế giới.


7. Marshall Field (1834 - 1906)
63,7 tỷ USD

Marshall Field là người sang lập ra Marshall Field and Company, chuỗi cửa hàng bách hoá có trụ sở ở Chicago. Ông là người đã đưa ra triết lý “khách hàng luôn luôn đúng” và sau bao nhiêu năm triết lý của ông vẫn như là một chân lý đối với nhiều doanh nghiệp. Bằng chứng là hầu hết khách hàng của ông không bao giờ trả lại hàng đã mua sau khi thời hạn bảo hành đã hết. Chính sự hiểu biết của ông về dịch vụ khách hàng đã tạo nên sự thành công và giàu có của ông. Ngoài ra, Field còn làm giàu nhờ vào đầu tư bất động sản. Những cửa hàng, cửa hiệu của ông đã giúp ông trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến.


6. Frederick Weyerhaeuser (1834 - 1914)
76,5 tỷ USD

Ông được mệnh danh là “Ông Vua Gỗ“. Nguồn gỗ của Frederick Weyerhaeuser sau Cuộc Nội Chiến là rất đáng kể và nhu cầu về gỗ tăng lên rất nhiều tại thời điểm đó. Chính vì những lý do đó nên Weyerhaeuser đã giàu lên nhanh chóng. Weyerhaeuser đã tạo nên nhiều sự thay đổi ở Midwest, mở ra nhiều cơ hội làm nông nghiệp ở nhiều khu vực.


5. John Jacob Astor (1763 - 1848)
116,6 tỷ USD

Ông là triệu phú đầu tiên của nước Mỹ. Astor giàu lên nhờ việc kinh doanh lông thú. Dần dần, ông đa dạng hoá công việc kinh doanh, thậm chí ông còn bán thuốc phiện và ông cũng thành công trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, ông đã từ bỏ công việc kinh doanh lông thú và chuyển sang kinh doanh bất động sản ở New York.


4. Bill Gates (1955 - )
124 tỷ USD

Cho dù tài sản hiện tại của Bill Gates là 58 tỷ USD, giảm xuống so với thời kỳ đỉnh cao cách đây gần 10 năm của mình nhưng ông vẫn nằm trong danh sách những người giàu nhất mọi thời đại. Ông chủ của hang phần mềm Microsoft này đang muốn dành nhiều thời gian hơn vào quỹ tài trợ Bill và Melinda Gates.


3. Cornelius Vanderbilt (1794 - 1877)
178,4 tỷ USD

Ông vua trong ngành đường sắt và tàu thuỷ. Vanderbilt đã thành công và hạ gục đổi thủ bằng cách hạ giá hàng hoá, dịch vụ của đối thủ tới mức lỗ vốn. Đây là cách làm ăn tàn nhẫn điển hình của ông và ông đã làm giàu nhờ vào cách thức này. Người ta cho rằng ông là một doanh nhân hay “chơi bẩn” nhưng phải thừa nhận rằng ông là một người rất có đầu óc tính toán.


2. Andrew Carnegie (1835 - 1919)
297,8 tỷ USD

Vào những năm cuối thế kỷ 19, thép là một ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận lúc bấy giờ. Chính thép đã khiến cho người đàn ông này trở nên giàu có. Carnegie là người sáng lập ra Công ty Thép Carnegie và được mệnh danh là “Vua Thép”. Ông là một nhà hảo tâm đầy lòng nhân ái, ông đã dành hầu hết cuộc đời của mình để làm công tác từ thiện. Mặc dù người đàn ông này xuất thân từ cảnh thấp kém trong xã hội nhưng không vì thế mà ông chịu thua số phận, Carnegie đã làm việc chăm chỉ và vất vả suốt thời thơ ấu của mình.


1. John D. Rockefeller (1839 - 1937)
323,4 tỷ USD

Ông là người sáng lập ra Standard Oil vào năm 1870, không lâu sau ngày ra đời, công ty của ông đã thống trị và độc quyền ngành công nghiệp dầu. Ông đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai. Trong suốt thời gian 40 năm, Rockefeller đã xây dựng Standard Oil thành công ty lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Ông đã từng có thời là người giàu nhất thế giới. Tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ này là một nhà hảo tâm, đóng góp rất nhiều vào cho giáo dục, y tế và khoa học.

(Theo AskMen)

 

“Trùm” khai khoáng đi lên từ tay trắng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Ông được coi là “ông trùm” trong lĩnh vực khai khoáng của thế giới với khối tài sản cá nhân ước tính lên tới 1,5 tỷ USD; là nhân vật đứng thứ 317 trong bảng xếp hạng tỷ phú của thế giới của Tạp chí Forbes; là thần tượng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.

Đó là Robert M.Friedland - người đã trải qua những bước thăng trầm hiếm thấy của cuộc đời, từ một tù nhân mãn hạn với hai bàn tay trắng nhưng bằng sự kết hợp hoàn hảo giữa ý chí bền bỉ sắt đá với bộ óc kinh doanh sáng tạo, đã vươn lên và thành công rực rỡ trong lĩnh vực khai khoáng.

Điều tạo ra sự khác biệt giữa Robert M. Friedland với những người bình thường chính là khả năng dám nghĩ, dám làm cùng những tham vọng lớn ngay từ khi còn trẻ. Nhờ sớm được trải nghiệm từ cuộc sống thực tế, tới đầu thập niên 80, Robert M.Friedland chính thức đặt chân vào lĩnh vực khai thác, kinh doanh khoáng sản và khẳng định khả năng tại các khu mỏ phía Tây Bắc nước Mỹ.

Sau khi thành lập doanh nghiệp khai khoáng Ivanhoe Mines Ltd, Robert M.Friedland mở rộng thị trường khai thác ra nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Hiện nay, với các công ty đầu mối đặt tại Vancouver, Canada và chi nhánh Ivanhoe Energy, Ivanhoe Corporation hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, hóa dầu, gas, khí đốt, kim cương, vàng... trên phạm vi nhiều quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Trong đó, Ivanhoe Mines Ltd. là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực khai khoáng của thế giới.

Thay đổi để thích ứng và nâng tầm chiến lược

Bước vào năm 2008, cùng với những biến động trên thị trường dầu và vàng bạc thế giới, Ivanhoe Mines Ltd. thuộc quyền điều hành của nhà tỷ phú người Mỹ, cũng đã có những động thái điều chỉnh về chiến lược. Mục đích là để mang lại cho Ivanhoe Mines Ltd. những triển vọng phát triển mới và cũng để thể hiện rõ những tham vọng ngày một lớn của đương kim Chủ tịch Robert M.Friedland.

Ngày 18/3 vừa qua, thông tin về sự kiện Robert M.Friedland được bầu vào vị trí chủ tịch của một trong những chi nhánh lớn nhất của Tập đoàn Ivanhoe Mines Ltd., đã được đăng tải trên các tờ báo lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này cho thấy khả năng và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Robert M. Friedland tại tập đoàn khai khoáng hàng đầu thế giới do ông sáng lập và điều hành.

Năm 1988, sau khi thành lập Ivanhoe Mines Ltd., Robert M. Friedland đã nắm giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn kiêm Chủ tịch chi nhánh Ivanhoe Capital Corporation và cuối cùng là Chi nhánh Ivanhoe Energy Inc. Với hoạt động chủ yếu là khai thác dầu và khí đốt tại vịnh San Joaquin của California, vịnh Sacramento Gas, vịnh Permian Basin của Texas và tỉnh Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc, Ivanhoe Energy Inc. là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác dầu khí và được trang bị nhiều loại trang thiết bị công nghệ hóa dầu hiện đại như công nghệ khai thác dầu nặng hay công nghệ sản xuất nhựa tổng hợp từ khí gas.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khai thác năng lượng thì việc tiếp quản ngôi vị chủ tịch sẽ là bước khởi đầu cho những tính toán chiến lược của Robert M.Friedland nhằm đẩy mạnh các dự án khai thác dầu trong thời gian tới và tiến hành một loạt các chương trình cải tổ, bổ sung công nghệ mới, liên kết và tăng cường hệ thống quản lí của doanh nghiệp.

Ngày 31/3/2008, theo công bố của Gene Wusaty, Giám đốc điều hành của SouthGobi Energy Resorces - một chi nhánh chủ chốt của Ivanhoe Mines Ltd. đặt tại Mông Cổ, doanh nghiệp tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Mông Cổ cấp giấy phép cho dự án khai thác khoáng sản tại khu mỏ Ovoot Tolgoi nằm ở phía Nam nước này. Là một trong những dự án trọng điểm của Ivanhoe Mines Ltd., cách biên giới Trung Quốc 45 km, dự án Ovoot Tolgoi bắt đầu được khởi động từ tháng 5/2007 và sau gần 1 năm giải quyết vấn đề về môi trường đã được cấp phép hoạt động.

Trên cơ sở tận dụng những thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào của địa phương kết hợp với các chương trình liên kết hỗ trợ các loại thiết bị công nghệ hiện đại mới của các doanh nghiệp SouthGobi Region, Mineral Resorces và Petrolium Aurthority, khi dự án Ovoot Tolgoi chính thức đi vào hoạt động, SouthGobi Energy Resorces có thể đồng loạt triển khai các hoạt động khai thác vàng, sản xuất điện năng cung cấp cho thị trường Mông Cổ và Trung Quốc.

Gần đây nhất, ngày 10/4/2008, Ivanhoe Mines Ltd. tiếp tục công bố thông tin về chương trình hợp tác lớn với Tập đoàn vàng bạc quốc gia Trung Quốc China National Gold Group. Theo đó, Ivanhoe Mines Ltd. sẽ bán 42% cổ phần đang nắm giữ tại chi nhánh Jin Shan Gold Mines cho China National Gold Group và tiến hành một chương trình liên kết khai thác thị trường Trung Quốc.

Ngay từ năm 2002, sau khi nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Ivanhoe Mines Ltd., Jin Shan Gold Mines đã trở thành một mũi nhọn quan trọng nằm trong chiến lược khuếch trương và mở rộng hoạt động tại thị trường Trung Quốc của Robert M.Friedland. Với tham vọng từ Trung Quốc vươn ra thị trường khu vực châu Á-TBD, chiến lược liên kết với China National Gold Group vừa đảm bảo nâng cao được tiềm lực tài chính, vừa có được sự bổ sung quan trọng về công nghệ và sự hỗ trợ cần thiết về chính sách cho Ivanhoe Mines Ltd. trong thời gian tới.

Đánh giá về chương trình hợp tác này, Robert M.Friedland rất lạc quan tuyên bố: “Đây là bước khởi đầu quan trọng cho chương trình hợp tác chung của hai doanh nghiệp để hướng tới chiến lược khai thác thị trường vàng bạc Trung Quốc trong tương lai dài, từng bước tiến tới mục tiêu xây dựng một trung tâm sản xuất vàng bạc của khu vực và thế giới”.

Vượt lên những lầm lỡ của tuổi trẻ

Đứng trên đỉnh cao của tiền tài, danh vọng và là một trong số ít những doanh nhân của Mỹ thành công từ lĩnh vực khai khoáng, Robert M. Friedland cũng là một trong số ít những doanh nhân của thế giới đi lên từ những sai lầm của tuổi trẻ.

Sinh năm 1951 tại Chicago và lớn lên tại Boston trong một gia đình có bố là một kiến trúc sư người Đức nhập cư, khi còn là học sinh của trường trung học Bowdoin College tại Brunswick, Robert M. Friedland đã bộc lộ những tố chất thông minh hơn người với kết quả học tập rất cao và là một trong những học sinh tích cực nhất trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Tốt nghiệp trung học, Robert M. Friedland thi đỗ vào Trường Reed College tại Oregon (Mỹ) và sau đó tới Ấn Độ nghiên cứu đạo Phật. Khoảng thời gian sống và nghiên cứu tại Ấn Độ tuy không dài nhưng những chuyến đi nghiên cứu, khảo sát trong chương trình học đã làm cho Robert M. Friedland hiểu hơn về những khó nhọc của cuộc sống. Cũng bắt đầu từ đây, những tham vọng về một tương lai kinh doanh đã hình thành trong đầu Robert M. Friedland và cậu quyết tâm bằng mọi giá sẽ thực hiện cho bằng được.

Vào năm 1970, kỷ niệm đáng buồn nhất trong cuộc đời Robert M. Friedland đã xảy ra khi cậu bị bắt giam 6 tháng tại nhà tù Volkswagen. Khi đó mới tròn 19 tuổi và là sinh viên năm thứ hai của Trường Reed College, do ham kiếm tiền, Robert M. Friedland đã cùng một người bạn cùng lớp buôn 80.000 viên thuốc gây ảo giác LSD, một loại thuốc bị Chính phủ Mỹ cấm. Sau khi bị FBI bắt giữ, Robert M.Friedland đã bị tòa kết án 6 tháng tù giam tại nhà tù Volkswagen. Kết thúc thời gian cải tạo, Robert M.Friedland tiếp tục theo học đại học và tốt nghiệp với bản luận văn “Mô hình xã hội chủ nghĩa dân chủ và nhân văn tại Tanzania”.

Với hai bàn tay trắng, Robert M.Friedland đã tới khu mỏ khai thác vàng tại phía Tây Bắc nước Mỹ, khu vực có phong trào khai thác vàng rất rầm rộ trong thời điểm đó. Mặc dù chỉ là một “tân binh” trong đội quân tìm vàng song Robert M. Friedland lại có được bộ óc tư duy sáng tạo và khả năng phát hiện cơ hội kinh doanh vượt trội so với những người xung quanh. Trong khi mọi người đổ xô đi tìm vàng thì Robert M. Friedland lại nghĩ tới việc vay tiền để mua lại khu mỏ vàng Oregon bị bỏ hoang của Công ty Galactic để cải tạo và đưa vào khai thác.

Dồn tất cả các nguồn vốn đi vay được từ người thân, họ hàng, Robert M. Friedland cho nhập về một số loại trang thiết bị công nghệ khai khoáng khá hiện đại, thuê nhân công và bắt tay vào khai thác. Nhờ những bước đầu tư đúng hướng, hoạt động của doanh nghiệp ngày càng trở nên hiệu quả. Tới năm 1984, Robert M. Friedland tiếp tục mua về khu mỏ Summitville và đổi tên Công ty Galactic trước đây thành doanh nghiệp khai khoáng Galactic Resources Limited có chức năng vừa khai thác vàng vừa sản xuất hóa chất.

Tính trong khoảng thời gian từ năm 1984 tới năm 1992, tổng sản lượng vàng mà Galactic Resources Limited khai thác và cung cấp được cho thị trường đã tương đương với 81 triệu USD. Tuy nhiên, do đóng gần khu vực sông Alamosa và sông Terrace Reservoir nên hoạt động của Galactic Resources Limited đã tác động và hủy hoại nghiêm trọng môi trường sống cùng nhiều loài sinh vật. Do đó, tới năm 1992, Chính phủ đã buộc Robert M. Friedland phải tuyên bố giải thể Galactic Resources Limited và bồi thường khoản tiền hàng triệu USD cho việc tái tạo môi trường sống tự nhiên.

Xây dựng tập đoàn khai khoáng Ivanhoe Mines

Sau khi giải thể Galactic Resources Ltd, Robert M. Friedland tiếp tục tiến hành chương trình đầu tư vào dự án khai thác kim cương của doanh nghiệp Rutherford Ventures Corp thuộc quyền sở hữu của Jean Boulle tại các khu mỏ ở một số quốc gia thuộc khu vực châu Phi như Zaire, Sierra Leone, Namibia... và thu được thêm một số thành công đáng kể. Tới năm 1996, nhằm đẩy mạnh các dự án khai khoáng tại các khu vực có trữ lượng lớn trên thế giới, Robert M.Friedland đã thành lập Công ty khai khoáng Ivanhoe Mines Ltd đặt trụ sở chính tại Toronto, Canada.

Bằng kinh nghiệm và khả năng phán đoán chính xác của mình, Robert M. Friedland lần lượt tìm ra những khu mỏ đáng giá tại các quốc gia châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Thông qua các chương trình thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp địa phương như Royal Plastics, Shanghai Land, China Disabled Persons Federation, Rio Tinto Zinc, Voisey Bay..., Robert M. Friedland đã tạo cho Ivanhoe Mines Ltd những nguồn vốn bổ sung đáng kể, đồng thời có thể đưa các dự án trọng điểm đi vào hoạt động ổn định ngay từ giai đoạn đầu.

Ngoài khả năng huy động vốn và phán đoán chính xác các nguồn khoáng sản, Robert M.Friedland còn được coi là “Người tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực khai khoáng”. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp khai khoáng khác vẫn chủ yếu chỉ sử dụng những trang thiết bị thô sơ và chỉ tập trung vào khai thác một loại khoáng sản nhất định thì Robert M.Friedland đã có trong tay những loại trang thiết bị khai thác tiên tiến trị giá hàng triệu USD. Đây chính là “chìa khóa” giúp Ivanhoe Mines Ltd. vừa khai thác một cách hiệu quả những loại khoáng sản chính như vàng, kim cương, dầu mỏ, vừa tận dụng khai thác được thêm nhiều loại khoáng sản như đồng, nhựa dẻo và hóa chất.

Sau hơn 3 thập kỷ hoạt động liên tục trong lĩnh vực khai khoáng, Robert M.Friedland đã xây dựng thành công tập đoàn khai khoáng khổng lồ Ivanhoe Mines Ltd. với hàng trăm chi nhánh lớn nhỏ hoạt động tại nhiều quốc gia thuộc các châu lục khác nhau như Trung Quốc, Mông Cổ, Australia, Mỹ, Canada, Kazakhstan, Chilê, Namibia...

Bên cạnh các hoạt động khai thác khoáng sản, Ivanhoe Mines Ltd. còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực đầu tư tài chính, bất động sản và sản xuất các loại đồ trang sức vàng bạc và kim cương. Ngoài vị trí đứng đầu tập đoàn Ivanhoe Mines Ltd., hiện nay Robert M. Friedland cũng đang nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong các tập đoàn công nghiệp khác như African Minerals, Tocqueville Gold, Scudder Gold & Precious Metals...

(Theo VnEconomy)

 

Vũ khí bí mật của CEO Google

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Mỗi tuần tôi tốn hàng giờ để đọc thư xin việc của các ứng viên mới. Tôi không quan tâm tới doanh thu của Yahoo sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự nghiệp của Google. Bạn cần học cách nhanh chóng đưa ra những quyết sách đúng lúc và chính xác để nắm bắt cơ hội.

Đó là những phát ngôn của tổng giám đốc điều hành (CEO) Google - ông Eric Schmidt. Một câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái thì ông Eric cần áp dụng những quyết sách nào phù hợp để thúc đẩy Google phát triển?

Ông Schmidt gia nhập Google vào năm 2001. Sau khi gia nhập Google được một năm, ông đã giúp doanh thu công ty tăng lên đáng kể. Đến năm thứ ba ông thực sự trở thành người "chèo lái" Google thẳng tiến vào thị trường mạng Internet. Sau 3 năm, giá cổ phiếu của Google đã tăng 4,2 lần, trong 1 quý đạt 741 USD.

Gần đây, ngân hàng phố Wall đánh giá cổ phiếu của Google phát triển rất khả quan và dự đoán giá cổ phiếu có thể sẽ lên đến 750 USD. Giới doanh nghiệp quốc tế thì nhận định, trong quý đầu tiên của năm 2008, doanh thu ước tính của Google có thể tăng lên 40%, đạt mức 3,5 tỷ USD, riêng lợi nhuận thu lại được từ cổ phiếu tăng 22%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về doanh thu của Google có được duy trì và tiếp tục đi lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bứt phá cũng như kinh nghiệm quản lý hơn 30 năm qua của ông.

Hiện nay, tuy Google có tầm ảnh hưởng khá lớn trên thế giới nhưng xét về chiêu quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa có kế sách phù hợp mang lại nguồn thu hiệu quả. Chủ tịch Eric quyết định sẽ khai thác triệt để chức năng chính của Google là tìm kiếm và tăng cường quảng cáo, coi đây là một trong những nguồn thu trọng tâm của công ty.

Trước bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang khủng hoảng trầm trọng thì Google cũng đối mặt với không ít thách thức. Ông Eric tỏ ra lạc quan, "khi nền kinh tế gặp khó khăn thì chiến lược quảng cáo cần đặt lên hàng đầu, việc đa dạng hóa nhiều loại hình quảng cáo sẽ mang lại nguồn thu lớn. Bên cạnh đó, chính chiến lược toàn cầu hóa sẽ giúp Google thu lợi nhuận hiệu quả, điển hình là tốc độ phát triển vượt trội về mạng internet của các quốc gia Châu Á đã bảo đảm lợi nhuận và sức ảnh hưởng của Google".

"Mọi người ngày càng sử dụng internet nhiều hơn? Chiến lược quảng cáo sẽ mang đến hiệu quả vượt bậc? Chúng tôi đang ngày càng phát triển những sản phẩm mới, mang lại lợi ích cao?". Nếu trả lời tốt 3 câu hỏi này, tôi tin rằng tương lai của Google luôn luôn khả quan. Tôi là người sống vì tương lai, nên những khó khăn trong bối cảnh hiện tại sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Google", ông cho biết.

Điện toán cụm ảo

Ông Eric cho hay: "Tin tức luôn được cập nhật thường xuyên trên mạng, bất cứ thời gian nào hay thời điểm nào, bạn cũng có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin trên thế giới. Mô hình "điện toán cụm ảo" (Cloud Computing) chỉ một loạt máy chủ đã được ảo hóa liên kết với nhau, có khả năng phân chia hoặc kết hợp lại một cách linh hoạt"

Ông Frank Gens - chuyên gia phân tích của IDC - nhận định: "Xét về mặt ý nghĩa, "điện toán cụm ảo" chính là bước phát triển tự nhiên của mô hình máy tính mạng internet". Căn cứ theo lô-gíc của nó, các công ty không cần thiết phải đầu tư những chiếc máy tính đồ sộ, có tốc độ xử lý tin chậm chạp. Máy tính và điện thoại chỉ cần kết nối với hệ thống "cụm ảo" là có thể truy cập mạng nhanh chóng.

Cũng theo ông Frank, sau khi mô hình này được ứng dụng thì công dân mạng có thể tha hồ tra cứu những thông tin tiện ích một cách nhanh nhất. Dữ liệu của người dùng được lưu trữ trên mạng nên sẽ không bị mất, cho dù máy tính cá nhân của họ có bị làm sao chăng nữa.

Tuy nhiên, đi theo mô hình "điện toán cụm ảo" cũng đồng nghĩa với việc chia sẻ "bát cơm" với các doanh nghiệp khác như Microsoft, IBM, Sun, Yahoo!... đang "lăm le" xây dựng mô hình này. Google tính cách giành chiến thắng với việc thúc đẩy mô hình này phát triển tại châu Á với tham vọng mở rộng ra thế giới. Châu Á luôn là mảnh đất "màu mỡ".

Phương pháp "70-20-10"

Vũ khí bí mật thứ hai của ông Eric là tập trung làm ra những sản phẩm tốt nhất. Ông Eric cho hay: "Chiến lược trọng tâm của Google là giải quyết tốt 3 yếu tố: Cân bằng, phát triển và chú trọng các dịch vụ có sẵn; hay còn gọi là 70-20-10. Theo đó, chúng tôi sẽ dùng 70% tinh lực để phát triển các dịch vụ trọng tâm và mang tầm chiến lược, như thúc đẩy quảng cáo mạng để tăng cường lượng truy cập; 20% sẽ đầu tư vào những nguồn tài nguyên như phát triển dịch vụ thư điện tử Gmail, cải tiến giao diện Google; 10% cho các công việc phụ khác".

Ngay từ khi công ty được thành lập, ban lãnh đạo Google không vội vã quảng bá sản phẩm ra thị trường mà đầu tư nhiều thời gian để hoàn thiện cơ cấu bộ máy và sản phẩm, nhằm tạo uy tín lâu dài với khách hàng. Ngay trong nội bộ công ty, ông Eric đã chủ trương thiết lập 10 giá trị cho nhân viên. Trong đó, phương châm "bạn có thế làm ra tiền mà không cần làm điều ác" được đề cao. Quan điểm tôn trọng sự thực để giành sự tín nhiệm của khách hàng được Google đặt lên hàng đầu. Ông Eric cho rằng, lợi nhuận thu được trong một thời gian ngắn không nói lên tất cả, mà lợi ích lâu dài chính là lòng tin và sự yêu mến của khách hàng. Đây cũng là lý do nhiều người thích Google đến thế.

Google kiên định với nguyên tắc "không làm điều ác". "Bất cứ một công ty nào cũng cần bảo đảm lập trường trung lập. Giới doanh nghiệp nhận định rằng, chính những cống hiến của Google đối với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghệ thông tin nói chung đã mang lại giá trị to lớn đối với thị trường tư bản.

Đầu tư nguồn nhân lực, sử dụng chất xám

Ông Eric cho rằng, để đánh giá mức độ phát triển của một công ty, hãy xem một tuần qua họ đã tuyển dụng những người nào. Một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực được thành lập trong công ty, có trách nhiệm cùng đối thoại với những nhân viên mới để tìm hiểu về con người, tính cách cũng như khám phá những khả năng tiềm ẩn của họ, làm sao không bỏ sót nhân tài. "Mỗi tuần tôi đều bỏ ra nhiều giờ để đọc thư xin việc mà các ứng viên gửi đến. Xây dựng nguồn nhân lực giỏi và dồi dào luôn là mục tiêu chiến lược của Google. Tài sản của chúng tôi cũng là nguồn nhân lực, bởi họ mới chính là những người tạo nên thành công cho Google".

Ở Google, mỗi tuần các nhân viên đều phải dành ra một ngày để làm những công việc nghiên cứu, đó có thể là bất cứ sản phẩm kỹ thuật nào họ thích hay thậm chí là chẳng liên quan đến Google. Ông Eric cho rằng, việc thay đổi, điều hòa những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế sẽ tạo ra sự mới mẻ, có tác động tích cực đến nguồn nhân lực.

Theo lẽ thường, lãnh đạo luôn là người đưa ra những quyết sách đầu tiên và cuối cùng cho công ty, cũng là người quyết định nên làm gì và không nên làm gì. Tuy nhiên với ông Eric, đôi khi cách làm này lại không mang đến kết quả tốt nhất. Theo ông, khi công ty chuẩn bị đưa ra một phương án mới, nên huy động những nhân viên chủ chốt, có đầu óc chiến lược tốt cùng tham gia tranh luận. Lãnh đạo lúc này chỉ đóng vai trò là người cố vấn, lắng nghe và xem xét những ý kiến, qua đó đúc rút lại vấn đề quan trọng nhất. Là một CEO giỏi thì khả năng biết lắng nghe và phân tích là rất cần thiết.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Digitimes gần đây, ông Eric Schmidt tỏ ra lạc quan trước xu thế phát triển của Google. Theo ông, nền kinh tế Mỹ suy thoái chỉ trong một vài lĩnh vực điển hình như tài chính, bất động sản, cầm cố, còn Google hoạt động trên thị trường quảng cáo và viễn thông vẫn luôn giữ một vị trí nhất định.

Ông cũng không quan tâm tới những nguy cơ ảnh hưởng tới Google như việc Microsoft đang muốn mua lại Yahoo, mà chỉ chú trọng tới những tác động phát sinh của mạng internet toàn cầu và chiến lược viễn thông trong tương lai.

* Ông Eric Schmidt sinh năm 1955, hiện là tổng giám đốc điều hành của công ty Google. Năm 1979, ông tốt nghiệp Đại học Princeton, ông nhận bằng thạc sĩ về công nghệ thông tin.

Năm 1982, ông nhận bằng tiến sĩ cho học vị EECS (khoa học máy tính và điện tử) của phân viên Berkeley thuộc Đại học California

Sau khi tốt nghiệp, ông vào làm việc tại phòng thí nghiệm Bell và công ty Zilog - Mỹ. Năm 1983, Eric gia nhập Công ty Sun, đảm nhận chức vụ giám đốc điều hành kỹ thuật.

Năm 1997, là CEO của Công ty Novell

Năm 2001, 2 nhà sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin đã tuyển dụng Eric từ Công ty Novell về làm CEO của Google cho đến bây giờ.

(Theo VnExpress)

 

Kiếm hàng triệu USD trong 1 giờ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chỉ đứng sau Bill Gate và Warren Buffett, tổng giám đốc sòng bạc Las Vegas Sheldon G.Adelson là người giàu thứ ba của nước Mỹ. Ông cũng sở hữu sòng bạc lớn nhất thế giới với hơn 7.200 lượt khách ra vào mỗi ngày.

CEO tập đoàn Las Vegas Sands năm nay bước sang tuổi 75. Chỉ đứng sau chủ tịch hãng phần mềm Microsoft Bill Gate với tài sản 50 tỷ USD và nhà đầu tư chứng khoán Warren Buffett với 46 tỷ USD, Andelson có tài sản 20 tỷ USD. Năm 2007, ông được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 6 trên thế giới. Tài sản đồ sộ, tên tuổi "nổi như cồn" ở châu Á, nhưng Adelson không có mấy tiếng tăm trên chính quê hương mình.

Andelson hoạt động chính trong ngành kinh doanh sòng bạc. Ông có cổ phần hơn 19 tỷ trong tập đoàn Las Vegas Sands, và từng lập kỷ lục khi kiếm được 1 triệu USD trong 1 giờ. Tháng 12/2004, khi tập đoàn Sands chính thức hoạt động thì tài sản của Andelson chỉ có 3 tỷ USD. Chỉ 2 năm sau, Sands kinh doanh hiệu quả, tài sản của Andelson lên thành 20,5 tỷ USD. Giờ đây, nhiều người dự đoán tới năm 2012, ông sẽ trở thành tỷ phú số một của thế giới.

Andelson sinh ra trong một gia đình nghèo, bố ông từng là tài xế taxi. Năm 12 tuổi, ông khởi nghiệp bán báo với 20 USD vay từ một người họ hàng. Trong thời gian học trung học, Andelson thành lập một công ty riêng chuyên sản xuất kẹo, sau đó ông thôi học để nhập ngũ và làm các công việc trợ lý, nhân viên tiếp thị quảng cáo, nhân viên tư vấn đầu tư… Andelson thậm chí còn kiêm luôn việc bán thiết bị vệ sinh cho các khách sạn sang trọng.

Năm 30 tuổi, Andelson bắt đầu phát triển sự nghiệp tại New York với vai trò quảng cáo truyền thông. Ông phát hiện ra các hoạt động quảng cáo trên báo chí rất có lời. Năm 1979, sau khi tích lũy được kha khá kinh nghiệm, Andelson đầu tư và cho ra đời tờ tạp chí về máy tính, đồng thời khai trường triển lãm máy tính cao cấp Comdex tại Las Vegas.

Triển lãm lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút hơn 4.000 khách tham quan. Những năm 80 của thế kỷ trước, ngành công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, Comdex nhanh chóng trở thành triển lãm máy tính hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp những sản phẩm viễn thông hiện đại. Andelson còn mời được các chuyên gia nổi tiếng như Bill Gate và người sáng lập Công ty Apple Steve Wozniak tới Comdex.

Sau đó Andelson tiếp tục mở rộng kinh doanh sang ngành nghề giải trí như sòng bạc và khu nghỉ dưỡng

Năm 1989, sự nghiệp kinh doanh của Andelson khởi sắc hơn rất nhiều khi ông bỏ ra 128 triệu USD để mua lại sòng bạc Casino Sands cũ, đồng thời xây dựng trung tâm triển lãm Sands Expo và bước chân đầu tiên vào lĩnh vực giải trí vô cùng mới mẻ.

“Đây là lĩnh vực đầu tư mạo hiểm song tôi tin mình sẽ thành công”. Với tâm lý tự tin và lạc quan ấy, Andelson bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực giải trí.

Năm 1991, trong chuyến nghỉ dưỡng tại Venice cùng vợ, Andelson chợt nảy ra ý định muốn xây dựng một khu nghỉ dưỡng tương tự với tiền vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD. Tham khảo tư vấn của các nhà kiến trúc và họa sĩ nổi tiếng, khu nghỉ dưỡng Venice của ông Andelson với những con kênh thơ mộng chạy xung quanh chính thức được khởi công.

Năm 1999 đánh dấu sự ra đời của khu nghỉ dưỡng tổng hợp giữa sòng bạc và giải trí của Andelson, trở thành khu nghỉ cao cấp nhất Las Vegas lúc bấy giờ. Theo số liệu thống kê, năm 2005, tỷ lệ phòng ốc được sử dụng trong khu nghỉ dưỡng là 97,3%.

Tháng 8/2004, nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành giải trí tại khu vực châu Á, Andelson đầu tư 265 triệu USD để xây sòng bạc Sands MaCao.

Tại sòng bạc MaCao, khách chơi bạc tại đây phải chi ra 85 USD một ngày, trong khi khách hàng tại sòng bạc Las Vegas chỉ mất trung bình 25 USD một ngày.

Người quản lý sòng bạc - cho hay: "Khách vào chơi bạc ở Las Vegas thường chỉ với mục đích giải trí là chính; trong khi khách của sòng bạc MaCao chủ yếu muốn tìm kiếm vận may để thay đổi cuộc đời và trở nên giàu có. Tuy nhiên điều này không dễ dàng gì".

Năm ngoái, khách du lịch từ Trung Quốc sang MaCao đạt 22 triệu người. Năm 2006, doanh thu của sòng bạc tăng 22%, đạt 6,95 tỷ USD, vượt qua doanh thu của sòng bạc Las Vegas là 6,5 tỷ USD và trở thành sòng bạc lớn nhất thế giới.

Sự thành công của sòng bạc MaCao đã khiến Andelson tiếp tục đầu tư thêm 10 tỷ USD để xây thêm một khách sạn cao cấp 7 tầng, hoạt động với vai trò là trung tâm hội nghị và triển lãm lớn nhất MaCao.

Tháng 8 năm 2005, Andelson giành quyền kinh doanh khu nghỉ dưỡng phức hợp IR ở Singapore trong vòng 30 năm.

Khu nghỉ dưỡng IR tại Singapore có quy mô lớn, là mục tiêu hướng tới của tập đoàn Sands tại thị trường Đông Nam Á. William Weidner - giám đốc điều hành của tập đoàn Sands - cho hay: "Singapore là mảnh đất tập trung nhiều khách du lịch Đông Nam Á. Dự tính tới năm 2015 đất nước này sẽ thu hút khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế. Riêng khu nghỉ dưỡng IR tới năm 2009 có thể đón khoảng 600.000 lượt khách. Việc kinh doanh sòng bạc và khu nghỉ dưỡng tại thị trường Đông Nam Á đã đem lại cho chúng tôi nhiều mức doanh thu quan trọng".

Tổng hành dinh của ông Andelson nằm ở tầng lầu thứ 3 của khách sạn Venice, thuộc đại lộ Vegas. Bước vào phòng làm việc của Andelson sẽ thấy những bức hình ông chụp cùng các nhân vật nổi tiếng như: Cha con tổng thống Bush, cựu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger; ngoài ra là những giấy tờ quan trọng liên quan đến việc kinh doanh sòng bạc và khách sạn của Andelson.

Andelson là người rất nóng tính và thẳng thắn, ông rất hay vung tay khi nói. Trợ lý của Andelson cho biết, ông hay chỉ trích nhưng lại không nhằm vào một đối tượng nào cụ thể. Nếu nhân viên làm việc không tốt thì hãy chuẩn bị tinh thần để Andelson “dạy dỗ” cho một bài học. Tuy nhiên, nhiều người biết tính của “sếp” nên coi chuyện bị quát mắng là bình thường. Họ hiểu rằng đằng sau tính cách nóng nảy đó là một tinh thần hết sức cầu tiến và nghiêm túc trong công việc.

Andelson giờ đây đã bước sang tuổi thất tuần, sức khỏe của ông có phần giảm sút nhưng tinh thần vẫn khá minh mẫn, ông thường đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong công việc, thúc đẩy sự phát triển của những sòng bạc bậc nhất thế giới.

(Theo Nhật Báo Thế Giới)

 

Bí quyết kinh doanh của "vua" bán lẻ Ấn Độ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trên thị trường bán lẻ của Ấn Độ hiện nay, chắc chắn chưa có ai vượt qua được Kishore Biyani, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn bán lẻ Pantaloon Retail India Ltd, được mệnh danh là “vua bán lẻ của Ấn Độ”.

Sau khi vươn lên vị trí là một trong 40 người giàu nhất Ấn Độ với số tài sản cá nhân 1 tỷ USD, năm 2006 và 2007, Kishore Biyani tiếp tục khẳng định tài năng kinh doanh với bộ sưu tập 4 giải thưởng danh giá gồm: Nhà đầu tư của năm do Ernst & Young trao tặng; Nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ của tổ chức Lakshmipat Singhania; Thế hệ những nhà đầu tư đầu tiên của NBC và Giải thưởng Nhà phân phối lẻ quốc tế.

Bắt đầu từ một doanh nghiệp may mặc nhỏ thành lập năm 1987, Kishore Biyani từng bước tiến vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ. Bằng phương pháp tổ chức kinh doanh táo bạo nhưng rất độc đáo, Kishore Biyani đã giúp Pantaloon Retail India Ltd vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ hiện nay, với tổng số 18.000 nhân viên làm việc trong 450 cửa hiệu và tầm hoạt động trên 30 tỉnh thành của Ấn Độ.

Chiến lược gia trong lĩnh vực bán lẻ

Ở một quốc gia với hàng loạt những ông trùm nổi tiếng thế giới như Ấn Độ thì sự góp mặt của Kishore Biyani có thể được coi là bình thường. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bán lẻ thì đó lại là một trường hợp rất đặc biệt. Năm 2007, không chỉ giới kinh doanh mà đông đảo người dân đều hướng sự chú ý vào Kishore Biyani khi ông cho xuất bản cuốn sách “It happened in India” (tạm dịch: Điều đó xảy ra tại Ấn Độ).

Đây là cuốn tự truyện nói về con đường đi tới thành công của chính Kishore Biyani và thương hiệu công ty Pantaloon Retail India Ltd. Tuy nhiên, khác với mục đích quảng bá hình ảnh cá nhân như nhiều người khác, cuốn “It happend in India” chủ yếu đưa ra những bí quyết kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và những dự báo mang tầm chiến lược. Vì lý do đó, ngay khi được xuất bản, 10.000 ấn bản “It happened in India” đã bán sạch trong ngày đầu và theo dự tính, lần tái bải thứ 2 sẽ là 20.000 bản và lần 3 là 30.000.

Tiếp theo sự kiện trên, không lâu sau đó, Kishore Biyani lại khiến cho những người quan tâm tới lĩnh vực bán lẻ phải giật mình bằng việc hé lộ những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển mới của Pantaloon trên tờ Face2fashion. Theo đó, trên cơ sở những nhận định về tiềm năng khai thác của thị trường bán lẻ sơ khai của Ấn Độ và những trở ngại từ môi trường cạnh tranh ngày càng lớn, Kishore Biyani sẽ hướng doanh nghiệp Pantaloon Retail India Ltd phát triển toàn diện với mục tiêu “Xây dựng thành công môi trường bán lẻ hiện đại tại Ấn Độ”.

Đối với lĩnh vực thế mạnh là phân phối, bán lẻ mặt hàng thời trang và thực phẩm, Kishore Biyani sẽ tập trung vào củng cố và mở rộng thêm cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức phân phối và hoàn thành bằng được chỉ tiêu mức độ tăng trưởng từ 20% - 30% trong năm 2008. Các lĩnh vực mới như tài chính, điện tử, truyền thông và giải trí cũng sẽ được chú trọng và đầu tư mạnh hơn, sẽ có vai trò hỗ trợ quan trọng cho mạng lưới bán lẻ. Đặc biệt, các chương trình đầu tư vào các tổ chức tài chính sẽ là một trong những mắt xích quan trọng giúp doanh nghiệp có được những khoản tài chính dồi dào phục vụ cho các kế hoạch phát triển trọng điểm.

Giữ vai trò chủ chốt của cả doanh nghiệp, bước vào thời kỳ toàn cầu hóa, hàng thời trang và thực phẩm sẽ phải chịu sức ép mạnh từ các tên tuổi lớn như: Shoppers Stop, Trent and Lifestyle, RPG (Spencers), Trent (Star India Bazaar), Subhiksha, Food World. Để giải quyết những khó khăn đó, doanh nghiệp sẽ phải xác định khách hàng là yếu tố quyết định tới sự sống còn của toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, Kishore Biyani sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử trên mạng Internet, thiết lập những kênh giao dịch riêng, phủ mạng lưới trên hầu khắp các tỉnh thành để phục vụ khách hàng.

Cùng với đó, các chương trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng sẽ được thực hiện một cách đồng loạt với mục đích đảm bảo đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp vừa có trình độ chuyên môn tốt, vừa có khả năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Theo đánh giá của cá nhân Kishore Biyani: “Khi những khâu chuẩn bị đều được hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra, Pantaloon sẽ có khả năng giành được 30% thị trường bán lẻ hàng thời trang của Ấn Độ”.

Táo bạo, không ngại khó

Sở hữu những thương hiệu nổi tiếng gồm Pantaloon và Big Bazaar, Kishore Biyani là ông trùm bán lẻ của Ấn Độ trong thời điểm hiện tại. Sinh năm 1961 trong một gia đình tiểu thương, từ khi còn nhỏ, Kishore Biyani may mắn được làm quen với công việc buôn bán. Sau khi được thừa kế cửa hiệu tạp hóa của gia đình, với quyết tâm sẽ mở rộng kinh doanh, năm 1987, Kishore thành lập công ty may Pantaloon. Từ hoạt động chính là may mặc và phân phối ra thị trường, Pantaloon từng bước tiến vào thị trường bán lẻ thông qua các hợp đồng nhập quần áo may sẵn từ doanh nghiệp khác.

Do sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen mua sắm của người dân Ấn Độ, năm 1997, Kishore Biyani quyết định chuyển hẳn sang lĩnh vực bán lẻ. Một điều mà hầu như mọi người chưa biết tới là trước khi đưa ra quyết định chuyển hướng kinh doanh, Kishore Biyani đã học được những bí quyết kinh doanh và nghệ thuật quản lý trong lĩnh vực bán lẻ trong những cuốn sách viết do tác giả Stephen Covey, Robert Kaplan và James Collins viết về những doanh nhân Sam Walton, Macy’s và Marks & Spencer. “Quá say mê, tôi đã đọc đi lại những cuốn sách này nhiều đêm liền và cuối cùng quyết tâm áp dụng những lý thuyết trong những cuốn sách vào công việc kinh doanh của mình”, Kishore Biyani tâm sự.

Đặt chân vào lĩnh vực bán lẻ hoàn toàn mới mẻ tại Ấn Độ, điều thuận lợi nhất đối với Kishore Biyani là chưa phải chịu quá nhiều sức ép cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng lại là vấn đề khó khăn nhất đối với Kishore Biyani, vì ý tưởng xây dựng các chuỗi cửa hiệu bán lẻ ban đầu đã không nhận được sự ủng hộ của nhiều người do họ chưa tin vào khả năng thành công. Không ít đối tác từng có mối quan hệ mật thiết trước đây cũng không còn dám ký hợp đồng liên kết phân phối sản phẩm với Kishore Biyaini. Những khó khăn chồng chất này đã đưa những tính toán của Kishore Biyani rơi vào thế bế tắc, tưởng chừng như sẽ không thể vượt qua.

Bất chấp những khó khăn đó, với quyết tâm chinh phục bằng được thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Ấn Độ, Kishore Biyani tập trung tạo điểm nhấn trong phân phối sản phẩm để từng bước thu hút khách hàng và đối tác.

Dựa trên thế mạnh về thời trang, Kishore Biyani đưa vào sản xuất và phân phối sản phẩm may mặc mới mang nhãn hiệu John Miller and Bare, đồng thời nhận độc quyền phân phối thương hiệu Zara của Tây Ban Nha. Kiểu dáng thiết kế hiện đại theo phong cách phương Tây trên chất liệu cotton với mức giá cạnh tranh, sau một thời gian không lâu, một lượng lớn sản phẩm đã được tiêu thụ. Nhờ vậy, ngoài việc mang về cho Pantaloon một số đối tác quan trọng, tạo được dấu ấn trên thị trường bán lẻ, Kishore Biyani còn thu về những khoản lợi nhuận lớn.

Nghệ thuật lãnh đạo là chìa khóa của thành công

Trên cơ sở những thành công ban đầu, một thời gian dài sau đó, Kishore Biyani tiến tới đẩy mạnh các chương trình đa dạng hóa sản phẩm thời trang. Cùng với đó, thông qua các bản hợp đồng franchise, Kishore Biyani đồng loạt mở rộng mạng lưới cửa hiệu bán lẻ thuộc hệ thống Pantaloon ra các tỉnh thành của Ấn Độ. Nhằm đảm bảo tốt khâu quản lý kinh doanh, Kishore Biyani đã trực tiếp tuyển chọn một đội ngũ các nhà quản lý tài năng, sau đó phân về đảm trách các đầu mối bán lẻ.

Điều khác biệt của Pantaloon với các doanh nghiệp khác là trong khâu tổ chức quản lý, Kishore Biyani áp dụng cách thức của phương Tây; nhưng khi thực hiện các bước khai thác thị trường, ông lại tuân thủ theo phong tục tập quán của người dân Ấn Độ. Sự vận dụng sáng tạo này của Kishore Biyani vừa giúp thương hiệu Pantaloon nhanh chóng tiếp cận được với nguồn khách hàng vốn rất truyền thống của Ấn Độ, vừa có được mô hình quản lý hiện đại và hiệu quả.

Là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ, Kishore Biyani cũng được biết tới như một mẫu doanh nhân tiêu biểu tiến tới thành công từ nghệ thuật lãnh đạo. Không chỉ tài năng trong thu hút nhân tài, Kishore còn là “một nghệ thuật gia” trong việc khuyến khích các nhà quản lý phát huy những ý tưởng sáng tạo về kinh doanh và phương pháp tổ chức. Nhận định về điều này, Kishore cho biết: “Những ý tưởng sáng tạo là vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh, và nếu ý tưởng sáng tạo đó được một tập thể những nhà quản lý giỏi đưa ra thì đó lại là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp”.

Ví dụ điển hình nhất cho những nhận định của Kishore là trường hợp của cựu giám đốc Anand Jadhav. Sau khi được mời về làm việc cho Pantaloon, Anand Jadhav đã được giao chỉ đạo một nhóm các nhà quản lý chuyên nghiệp, chuyên nghiên cứu và đưa vào thực hiện chương trình đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ. Nhờ sự phối hợp hoàn hảo ý tưởng của cả nhóm, kết quả đạt được vượt chỉ tiêu đặt ra, Pantaloon đã có được thêm nhiều mặt hàng mới như đồ tử điện gia dụng và phụ tùng ô tô. Tới thời điểm hiện tại, với số lượng nhân viên quản lý tài năng lên tới 300, Pantaloon là một trong những doanh nghiệp có cơ cấu hoạt động hiệu quả nhất tại Ấn Độ.

Trong cuộc sống thường nhật, Kishore rất vui tính và có lối sống vô cùng giản dị; tuy nhiên, trong công việc, ông lại là một người nghiêm khắc và tỉ mỉ tới từng chi tiết. Ấp ủ giấc mơ “Cải tạo và hiện đại hóa môi trường kinh doanh bán lẻ của Ấn Độ”, bên cạnh các chiến lược phát triển doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, Kishore Biyani luôn theo sát những hoạt động kinh doanh vi mô của doanh nghiệp.

Ông thường xuyên có những chuyến kiểm tra tại các cửa hiệu để xây dựng những chương trình điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, Kishore Biyani còn rất chú trọng tới việc tạo dựng một môi trường làm việc thực sự thoải mái song cũng rất nề nếp để đội ngũ nhân viên cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp, từ đó họ sẽ đưa ra được nhiều ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp.

Dựa trên nền móng vững chắc của thương hiệu Pantaloon, Kishore tiếp tục mở rộng sang khai thác thị trường thực phẩm. Khi tiến vào thị trường đầy tiềm năng này, vẫn giữ vẻ tự tin vốn có, Kishore đã không ngần ngại tuyên bố: “Tôi sẽ làm thay đổi bộ mặt thị trường bán lẻ thực phẩm của Ấn Độ”.

Và đúng như cam kết, với phương châm “Vì lợi ích của người tiêu dùng”, Kishore Biyani đã mời không ít những chuyên gia về dinh dưỡng về tư vấn cho các loại thực phẩm của Big Bazaar, đồng thời đầu tư những khoản tài chính khổng lồ vào xây dựng hàng loạt các địa điểm bán lẻ thực phẩm. Big Bazaar, nhờ vậy, nhanh chóng trở thành mạng lưới phân phối lẻ thực phẩm hàng đầu tại Ấn Độ.

Tới thời điểm hiện nay, bên cạnh lĩnh vực bán lẻ thời trang, thực phẩm, Kishore Biyani còn gây dựng được tên tuổi trong nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, giải trí, điện tử và truyền thông với những khoản đầu tư lớn vào các doanh nghiệp ETAM group, Gini & Jony, Liberty Shoes and Planet Sports, Marks & Spencer và Debenhams.

(Theo VnEconomy)

 

Hai tỷ phú Google không còn là những 'cậu bé'

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

"Nhà sáng lập trẻ" Larry Page và Sergey Brin của hãng dịch vụ tìm kiếm hàng đầu thế giới đã chững chạc hơn với đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm của một nhà điều hành doanh nghiệp.

Page, 35 tuổi và Brin, 34 tuổi, đã làm nên lịch sử ở độ tuổi đôi mươi. CEO Eric Schmidt, được coi là lão làng ở Google bởi đã 53 tuổi, khẳng định 2 "cậu bé" năm nào đang quản lý công ty với tầm nhìn của những lãnh đạo trưởng thành.

Brin và Page hiện xếp thứ 32 và 33 (18 tỷ USD) trong danh sách những cá nhân giàu nhất 2008 của tạp chí Forbes nhưng họ thường nói hài hước về sự giàu sang.

"Tôi sở hữu một bộ đồ chơi tương đối xịn. Cả một màn hình mới nữa", Brin tiết lộ việc tiền bạc đã thay đổi cuộc sống của anh như thế nào.

"Giờ tôi không còn phải tự giặt đồ", Page giải thích cụ thể hơn.

Còn Schmidt cho hay trang phục của bộ đôi này "vẫn chẳng có gì thay đổi". Brin mặc áo len chui đầu màu đen trong khi Page khoác jacket phía ngoài áo len xám. "Họ quan tâm tới các nguyên tắc trong công ty chứ không để ý đến những thứ khác", Schmidt nhận xét.

Page và Brin đã lập gia đình và cả hai thừa nhận thời gian dành cho công việc thay đổi nhiều. "Tôi không còn thức thâu đêm suốt sáng như hồi mới xây dựng Google. Khi đó, chúng tôi chỉ có 3 - 4 người nhưng phải đảm nhận mọi trách nhiệm", Brin nói. "Giờ tôi được nhiều người giúp đỡ và nhiệm vụ chính chỉ là quản lý thời gian sao cho hiệu quả, đánh giá và đưa ra các quyết định đúng".

(Theo Reuters)

 

Cuộc chiến của những tỷ phú

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử làng công nghệ không chỉ là sự dùng dằng giữa Microsoft - Yahoo! - Google mà nó còn được coi là cuộc chiến của những tỷ phú.

Microsoft & Yahoo! - 2 gã khổng lồ đang đứng ở vị trí số 2 và số 3 trên thị trường quảng cáo trực tuyến rất có thể sẽ sáp nhập cùng nhau nhằm giảm sức nóng phát triển của Google. Nhưng 4 tháng đã trôi qua kể từ khi Microsoft chính thức đặt giá mua lại Yahoo! mà chưa đem lại kết quả gì - Microsoft "keo kiệt" không chịu tăng giá, trong khi Yahoo! cũng "cành cao" không thèm "bán mình" với giá rẻ - thì vụ thâu tóm này dường như lại trở thành một show truyền hình thực tế, một cuộc chiến giữa các tỷ phú: Steve Ballmer, Jerry Yang, Eric Schmidt, Rupert Murdoch, Carl Icahn và Mark Cuban.

Hãy xem các nhà tỷ phú của chúng ta trong nỗ lực làm giàu cho chính mình đã được gì và mất gì trong cuộc chiến này.

1. Steve Ballmer

Tổng giá trị tài sản cho tới thời điểm này: Giảm 1 tỷ USD

Vị giám đốc điều hành nổi tiếng đồng bóng của Microsoft đã thất bại trong thương vụ mua lại Yahoo!, ít nhất là tính cho tới thời điểm này. Tuy nhiên, ông cũng đã không phải bỏ ra 47 tỷ USD để được sở hữu một gã khổng lồ web đang trong cơn khủng hoảng.

Trong cuộc dùng dằng với Yahoo! kéo dài hơn 3 tháng, cổ phiếu của Microsoft đã giảm 10%. Ballmer hiện sở hữu 400 triệu cổ phiếu của Microsoft, do đó, tổng tài sản của ông đã giảm từ 13 tỷ USD xuống còn có 12 tỷ USD trong quãng thời gian trên. Tạp chí danh tiếng Forbes đã ước tính tổng giá trị tài sản của Ballmer trong năm 2007 là 15 tỷ USD.

2. Jerry Yang

Tổng giá trị tài sản cho tới thời điểm này: Giảm 1,7 tỷ USD

Giám đốc điều hành của Yahoo! đã mất một khoản lớn khi kiên quyết từ chối mức giá 33 USD/cổ phiếu mà Microsoft đưa ra. Nếu như đồng ý bán mình cho Microsoft thì với 54 triệu cổ phiếu Yahoo!, Yang có thể đã có thêm được 1,7 tỷ USD.

Forbes ước tính tổng giá trị tài sản của Yang trong năm 2007 là 2,3 tỷ USD.

3. Eric Schmidt

Tổng giá trị tính đến thời điểm này: Tăng 271 triệu USD

Trong thương vụ Microsoft - Yahoo!, Giám đốc điều hành của Google đóng vai trò là "kẻ phá bĩnh". Bản hợp đồng thử nghiệm quảng cáo giữa Google và Yahoo! là một trong những lý do quan trọng khiến Microsoft từ bỏ Yahoo!.

Vào thời điểm Microsoft đặt giá mua Yahoo!, cổ phiếu của Google là 413,62 USD, tuy nhiên, đến ngày 03/5 khi Microsoft quay lưng thì cổ phiếu của gã khổng lồ tìm kiếm này đã lên tới gần 600. Như vậy, với 9,5 triệu cổ phiếu Google trong tay, Schmidt đã "đút túi" thêm 271 triệu USD.

4. Rupert Murdoch

Tổng giá trị tính cho tới thời điểm này: Rất khó xác định

Vai trò không lớn nhưng "ông chủ" của News Corp. cũng có tham dự trong thương vụ giữa Microsoft và Yahoo. Đầu tiên, nhà tỷ phú này khẳng định sẵn sàng giúp Yahoo! duy trì địa vị là một công ty độc lập bằng gợi ý liên minh với trang web mạng xã hội MySpace của News Corps. Nhưng ngay sau đó, Murdoch đã quay ngoắt 180 độ khi khẳng định ông đang có những buổi thảo luận với Steve Ballmer nhằm giúp Microsoft đẩy nhanh quá trình thâu tóm Yahoo!.

5. Carl Icahn

Tổng giá trị tính đến thời điểm này: Có thể là 400 triệu USD

Vị tỷ phú này đang cố gắng đưa Yahoo! trở lại bàn đàm phán với Microsoft. Ngày 15/5, Icahn đã lập ra một "hội đồng proxy" cùng với Mark Cuban và Frank Biondi. Dĩ nhiên, mục tiêu của Icahn là có thể kiếm được chút lợi nhuận từ chính đống cổ phiếu của Yahoo!. Icahn đã phải trả 26USD/cổ phiếu cho tổng số 59 triệu cổ phiếu của Yahoo! mà ông đang nắm giữ. Và nếu như Yahoo! đồng ý bán mình với giá 33 USD thì ông đã có thể bỏ Yahoo! mà đi sau khi đã đút túi hơn 400 triệu USD tiền lãi.

Forbes ước tính tổng giá trị tài sản của Icahn trong năm ngoái là 14 tỷ USD.

6. Mark Cuban

Tổng giá trị tính đến thời điểm này: Chưa xác định được

Mark Cuban cũng là một trong số những người ủng hộ Icahn trong việc thúc đẩy Yahoo! nhanh chóng gật đầu trước lời mời chào của Microsoft. Cuban đã từng kiếm được rất nhiều tiền từ Yahoo!. Năm 1999, sau khi bán công ty Broadcast.com của mình cho Yahoo!, Mark Cuban đã có được 5,7 tỷ USD. Nếu như Cuban được bầu vào Ban Giám đốc của Yahoo! trong cuộc họp cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 03/7 tới đây, chắc chắn Yahoo! sẽ thuộc về Microsoft.

(Theo 24H)

 

Ông hoàng bất động sản Hong Kong

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Nếu như tính cẩn trọng của Lý Gia Thành đã đem lại thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhựa trước đây, thì nay, trong lĩnh vực bất động sản, sự liều lĩnh lại giúp ông trở thành tỷ phú.

Năm 1958, chính những yêu cầu của công việc kinh doanh đã đưa Lý Gia Thành đến với thị trường bất động sản. Vào thời điểm này, ngành công nghiệp sản xuất nhựa đang phất lên như diều gặp gió, và Lý Gia Thành, người mở đường cho lĩnh vực hoa nhựa cần nhiều vốn hơn để sản xuất. Tuy nhiên, giá thuê mặt bằng nhà xưởng lại là rào cản đối với ông.

Sau giai đoạn di cư ồ ạt vào Hong Kong, sự bùng nổ dân số ở mảnh đất thuộc địa này đã dẫn đến nhu cầu nhà đất tăng lên nhanh chóng. Hệ quả là, các chủ đất trở nên lưỡng lự trong đàm phán hợp đồng thuê đất dài hạn khi thị trường giá đất leo thang. Chủ đất của Lý nhận thấy đề nghị thuê đất trong hai năm của ông là khoảng thời gian dài. Do đó, Lý Gia Thành nhanh chóng tìm mua bất động sản thương mại. Sau này, khi nhớ lại thời kỳ mới bước chân vào lĩnh vực bất động sản, ông nói: “Hong Kong là một hòn đảo. Côn Lôn là một bán đảo. Vì thế đất đai rất hạn hẹp... Thế nên tôi đã tự nhủ: Tại sao mình không tự mua đất và xây dựng công ty’. Tôi tin chắc rằng bất động sản sẽ là một trong những ngành kinh doanh béo bở nhất trong tương lai.”

Trực giác của Lý Gia Thành đã đúng. Chỉ hai năm sau khi ông mua khu đất để xây dựng công ty mới ở quận Cực Bắc, giá đất thương mại ở Hong Kong đã tăng lên gấp đôi. Và đến thời điểm ông hoàn thiện việc xây dựng một nhà máy 12 tầng và một khu liên hợp căn hộ cho thuê, lợi nhuận ông thu về đã tăng gấp đôi. Sau này, Lý Gia Thành chia sẻ: “Tôi thật sự biết ơn người cho thuê đất của công ty cũ, chính ông ta đã đưa tôi bước vào thị trường bất động sản.”

Bắt đầu bằng thương vụ bất động sản đầu tiên ở Hong Kong, con đường mà Lý đạt được tính hợp pháp và sự tín nhiệm lớn hơn về sau luôn đi liền với những giá trị văn hóa sâu sắc mà ông có được. Ở vùng nông thôn Trung Quốc, nơi quyền sở hữu đất là tiêu chí đánh giá cơ đồ và thanh thế của một gia đình thì việc mua đất cũng được coi là một sự kiện trọng đại không kém gì chuyện cưới hỏi. Bán đất, ngược lại, chẳng khác gì trong nhà có một đám tang. Do sinh thành trong một gia đình nông dân ở Triều Châu nên trong suy nghĩ, Lý luôn coi đất đai là biểu tượng của sự giàu sang và thịnh vượng.

Đất đai luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Trung Quốc ở mọi nơi, nhưng Lý Gia Thành còn nâng vị trí truyền thống ấy lên một tầm cao hơn. Ông vẫn coi trọng đất đai, nhưng thay đổi cách quan niệm cho phù hợp với khía cạnh hiện đại của bất động sản. Theo đó, đất đai là một loại hàng hóa để mua và bán; sau mỗi lần bán đi một mảnh đất, ông sẽ tìm một mảnh đất khác có giá trị hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Lý Gia Thành về quyền sở hữu bất động sản không hề đối lập với quan niệm trọng điền của người Trung Quốc. Thực tế, đất đai cũng giống như tiền, chỉ đơn giản là một phương tiện xác định người mạnh, kẻ yếu trong kinh doanh mà thôi.

Đầu thập niên 1960, mục đích mua bất động sản của Lý Gia Thành chủ yếu là vì thực tiễn công việc kinh doanh chứ chưa thật sự là vì thương mại. Đơn cử là việc ông mua nhà cho mình và vị hôn thê, Amy Trương Nguyệt Minh, một phụ nữ trí thức trẻ đầy tham vọng, sinh trưởng trong một gia đình kinh doanh đồng hồ phát đạt. Việc bỏ ra 100 nghìn đôla Hong Kong để mua một căn nhà bề thế bên Vịnh Deepwater cho thấy trước một dự định đầu tư của Lý Gia Thành. Ba thập niên sau, giá trị ngôi biệt thự của ông đã là 6 triệu đôla Hong Kong.

Năm 1963, Lý Gia Thành mở rộng hoạt động của công ty Trường Giang bằng việc xây dựng thêm nhà máy thứ hai tại Tây Cống, Hong Kong. Động thái này đã làm tăng tổng diện tích đất công nghiệp sở hữu của ông lên hơn 10.800 m2. Rõ ràng, Lý Gia Thành đã hiểu được bất động sản có thể mang lại cho ông rất nhiều thứ. Ông cần tìm ra những lĩnh vực đầu tư sinh lợi khác. Và nếu giá bất động sản ở Hong Kong tiếp tục leo thang thì chỉ lợi nhuận thuần túy cũng đủ là lý do để gia nhập nghiêm túc vào cuộc chơi này.

Sức hấp dẫn của mảnh đất thuộc địa chính là lý do của sự di dân ồ ạt vào đây. Những người tị nạn chính trị tới Hong Kong thường là những người dân nhập cư nghèo nhất. Trong khi tầng lớp giàu sang ở đây có thể trang trải cuộc sống của một gia đình mở rộng theo kiểu phương Tây thì hầu hết dân tị nạn đều sống theo kiểu gia đình hạt nhân, bao gồm cha mẹ và con cái. Cuộc sống của họ chỉ biết trông chờ vào đồng lương ít ỏi. Những gia đình với hai hoặc ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà vừa không hợp lý về mặt kinh tế, vừa không đảm bảo điều kiện vệ sinh.

Cuối cùng, sự vô vọng trong cuộc sống của những người nhập cư đã buộc nhiều gia đình chuyển tới sống bất hợp pháp tại vùng ven thành phố. Cảnh cơ hàn tiếp tục gia tăng. Năm 1956, trong tổng số gần 2 triệu người sống tại đô thị Hong Kong có 265 nghìn người sống tại vùng ven đô. Tới năm 1968, khi dân số thành thị là hơn 3 triệu người thì số dân ven đô cũng tăng lên 443 nghìn người.

Một gia đình cư trú không hợp pháp thường chỉ sống trên một miếng đất rất nhỏ, đủ để dựng một căn lều tạm bợ. Hong Kong thường thiếu đường dẫn nước sạch nên những nơi sinh sống như vậy luôn ở trong tình trạng bẩn thỉu và bụi bặm. Nước thải và rác xả bừa bãi, khắp nơi xông lên mùi hôi thối của phân người và động vật. Chính quyền thuộc địa đã cố gắng cải thiện tình trạng này bằng cách xây dựng cho cứ một trăm hộ gia đình một nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, các nhà vệ sinh này thường không có nước dội. Kết hợp với những vấn đề này còn có tình trạng thiếu nước máy, thiếu hệ thống thông gió vào mùa hè, có nơi xông lên mùi hôi thối khiến người dân phải sử dụng bếp lò ngoài trời. Mỗi lều tạm thường chỉ rộng khoảng từ 3-3,6m với các vách ngăn chia căn lều thành nơi ngủ, nấu nướng và sinh hoạt. Một vài căn lều có cửa sổ, nhưng phần nhiều chỉ sử dụng lưới ngăn côn trùng làm cửa thông hơi.

Do điều kiện sống bức bí như vậy nên khu vực lều tạm này rất dễ xảy ra hỏa hoạn. Ngay sau đợt sóng di dân lớn đầu tiên vào Hong Kong giai đoạn 1950‑1954, lửa đã thiêu trụi những khu nhà tạm của 100 nghìn dân nhập cư. Năm 1954, tại Shek Kip Mei có tới 53 nghìn người mất lều gỗ và lều tôn do một trận hỏa hoạn lớn. Những căn lều tạm bợ này cũng có thể bị xóa sổ bởi các cơn bão biển mùa hè ở Hong Kong. Nhiều căn lều đã hoàn toàn biến mất ngay sau trận cuồng phong đầu tiên. Lý do hợp lý duy nhất có thể lý giải cho việc người ta vẫn chấp nhận sống trong điều kiện bẩn thỉu và nguy hiểm này là không tốn tiền thuê nhà. Đương nhiên, nếu có chỗ ở nào rộng rãi và rẻ tiền hơn, họ sẽ hoan nghênh điều đó. Trên thực tế, do tình trạng thiếu chỗ ở như vậy nên ngay cả những gia đình có mức thu nhập trung bình cũng chuyển đến ở khu nhà tạm.

Vào thập niên 1960, nhận thức được rằng cứ trong hàng nghìn người lại có hàng chục người sẵn sàng chuyển đi nếu có nơi ở mới tốt hơn, Lý Gia Thành đã tập trung phát triển kinh doanh bất động sản. Tất nhiên, chính quyền thuộc địa đang làm hết sức để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, thậm chí còn lên kế hoạch xây dựng thêm nhà ở, công trình và dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, với tốc độ di dân ồ ạt vào Hong Kong, tới hàng nghìn người mỗi tuần, thì chỉ những nhà đầu tư như Lý mới có thể tính được việc xây dựng chỗ ở mà chính quyền không thể làm được. Lý Gia Thành đồng ý với quan điểm truyền thống: Bất động sản là phương thức đầu tư có thể giúp vượt qua tình trạng lạm phát, nhất là ở Hong Kong, nơi mà mỗi mét vuông đất đáng giá một ounce vàng.

Một câu hỏi được đặt ra là khu vực nào của Hong Kong là nơi thích hợp nhất cho việc đầu tư. Câu trả lời đến với Lý Gia Thành vào một ngày khi ông dừng xe bên đường ngắm cảnh nông dân đang cày cấy yên bình thì bỗng có một âm thanh rền rã xen ngang. Đó là tiếng của máy cưa và búa từ một công trường xây dựng cao ốc nhà ở trên đất nông nghiệp. Vậy là Lý Gia Thành đã xác định được nơi đầu tư: New Territories - vùng đất rộng 945 km2 ở phía bắc Hong Kong.

Mặc dù năm 1842, Anh đã chính thức công nhận quyền tự chủ của Hong Kong nhưng đến năm 1898, Anh lại chiếm vùng New Territories - lúc đó là địa phận hạt Xinan, tỉnh Quảng Đông. Người Anh muốn dùng New Territories như một đối trọng để thúc đẩy bước tiến của Nga và Pháp tại Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cuộc chiến giành lấy sự nhượng bộ và đất đai của người châu Á là một sự sa lầy của các nước đế quốc. Mưu đồ đó đã đẩy một nước phương Tây này chống lại một nước khác, với cái giá là sinh mệnh của những dân tộc châu Á. Nhưng không giống thỏa thuận năm 1842, trong đó Anh chi phối toàn bộ Hong Kong, trong hiệp định năm 1898, Bắc Kinh chỉ đồng ý cho Anh thuê Hong Kong trong thời hạn 99 năm. Tức là đến ngày 1/7/1997, toàn bộ mảnh đất thuộc địa phải được trao trả cho Trung Quốc.

Chiếm hơn 90% tổng diện tích Hong Kong, New Territories là điểm đến lý tưởng cho hầu hết những người tị nạn từ Trung Quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Năm 1961, khoảng 400 nghìn người với địa vị và sắc tộc khác nhau đã sống tại New Territories, đại bộ phận là người Canton và người Khách Gia (người Hẹ). Người Canton đến trước người Khách Gia và chiếm khu đất tốt nhất, nhường lại khu vực đồi núi cho hàng xóm của mình. Vì vậy, chỉ có một số người Khách Gia ở đảo Thanh Y và Mã Loan, phần đông họ sống ở bán đảo Sa Đầu Giác, Tây Cống, Khanh Khẩu, thung lũng Yuan Long, khu vực quanh thị trấn chợ Đại Bộ và Sa Điền. Yuan Long và Đại Bộ là hai địa bàn chủ lực trong số những vụ đầu tư bất động sản của Lý Gia Thành. Trong số những thành tựu lớn nhất của Lý Gia Thành ở New Territories phải kể đến khách sạn Castle Peak với diện tích 7.560 m2, mà sau này ông đã mở rộng gấp đôi, biến nó thành vài khu căn hộ cao tầng với giá cao ngất ngưởng.

Lý đã quyết định đúng khi bán đi những bất động sản mình đã mua. Vì khi Trung Quốc rao giá cho thuê New Territories thì chính quyền thuộc địa của Hong Kong cũng làm như vậy đối với mảnh đất này. Từng miếng đất được bán đi ở mọi nơi rồi cuối cùng cũng sẽ trở về tay chính quyền. Hành động bán đất hay cho thuê đất khó có thể đem lại quyền sở hữu cá nhân hay một danh nghĩa rõ ràng vì đất ở Hong Kong rất khan hiếm và vì chính quyền thuộc địa đã tuyên bố rằng chỉ có họ mới có quyền sở hữu đất - ngoại trừ Thánh đường Thánh John và những khu quân sự riêng có thể sở hữu đất vĩnh viễn - còn những gì người mua bất động sản thật sự có được chỉ là hợp đồng thuê đất trong 75 năm, 99 năm hay 999 năm. Khi hợp đồng hết hạn, bất động sản lại trở về tay chính quyền. Thêm vào đó, cách duy nhất để chuyển nhượng đất sở hữu thành đất cho thuê là thông qua đấu giá công cộng, một chính sách mà theo chính quyền thuộc địa, có thể đảm bảo người bán cuối cùng của mảnh đất là người được lợi nhất.

Những cuộc đấu giá đất không hề làm cho Lý Gia Thành nao núng. Thực tế, các đối thủ cạnh tranh đều phải nể trọng ông. Ông từng nói: “Vào thời điểm thị trường giữ giá cao nhất, tôi tính toán rất kỹ về ngân sách trước khi tham dự các phiên đấu giá đất. Tuy nhiên, một số người lại không hề cân nhắc ngân sách mà chỉ biết đặt hết giá này đến giá khác.” Chiến lược của Lý trong đầu tư bất động sản khá đơn giản. Thay vì đóng băng tất cả vốn cố định, ông luôn tìm kiếm và đầu tư những khu đất đẹp, có vị trí chiến lược. Ông có cách đề nghị mà không người bán nào có thể từ chối. Trên khu đất mua được, ông sẽ xây nhà ở cho công nhân và tầng lớp hạ - trung lưu, xây văn phòng cho các doanh nghiệp nhỏ. Kết quả là ông bán mọi thứ hết sức chóng vánh.

Lý Gia Thành không phải là người liều lĩnh trong cuộc chơi đầu tư bất động sản. Ông thường làm ăn với một đối tác, người chủ đất, để chia sẻ kinh phí và lợi nhuận. Bằng cách này, người chủ đất có thể nhận được nhiều hơn số tiền bán đất ban đầu. Trong các dự án chung, Lý không bao giờ đặt tiền trước nhằm giảm thiểu rủi ro. Trong kinh doanh bất động sản, những mối quan hệ làm ăn và quan hệ bạn bè được Lý coi trọng ngang nhau.

Cuối thập niên 1980, trong thương vụ mua đất khu Expo ’86 tại Vancouver, một trong những thỏa thuận bất động sản lớn nhất, Lý Gia Thành đã phát biểu: “Tôi thích những thỏa thuận thân thiện. Tôi thích những người gặp tôi vì mục đích làm ăn. Đó là triết lý của tôi. Và tôi thường dạy hai cậu con trai không bao giờ được lợi dụng một ai. Ngay cả khi hoạt động kinh doanh còn chưa phát triển, tôi vẫn coi danh tiếng là của cải quan trọng nhất. Nếu anh có danh tiếng, chăm chỉ, tử tế với mọi người, luôn giữ lời hứa, việc kinh doanh của anh sẽ trở nên dễ dàng. Vì vậy, nhiều cơ hội đã đến với tôi. Tôi phải gây dựng danh tiếng để mọi người có thể tin tưởng mình… Bất cứ điều gì tôi nói, tôi sẽ làm. Tôi không chỉ nghĩ đến lợi nhuận của cá nhân mình mà còn nghĩ đến cả phần của đối tác".

Thực tế, bằng nỗ lực mua được khu đất Vancouver với giá hời và giành được sự chấp thuận cho thay đổi diện mạo của khu cảng thành phố, ông chắc chắn sẽ nhắm tới những hợp đồng béo bở với các đối tác lâu năm đầy tin tưởng là Trịnh Dụ Đồng của New World Development, Lý Triệu Cơ của Henderson Land và Ngân hàng CIBC.

Cuối thập niên 60, Lý Gia Thành đã thể hiện rõ khả năng giành được các thỏa thuận bất động sản trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hóa”, một phong trào kết thúc bằng việc chia cắt Trung Quốc thành các lực lượng thù địch và mở ra cuộc cách mạng kinh tế tư bản - xã hội của Đặng Tiểu Bình vào cuối thập niên 70. Tuy chưa bao giờ công nhận đã tham gia vào chính trường Hong Kong hay Trung Quốc nhưng Lý đã chứng tỏ mình là một quan sát viên thời cuộc sắc sảo. Với ông, chính trị chỉ là một trở ngại tiềm ẩn đối với công việc kinh doanh, không hơn không kém. Và như đã khẳng định trong triết lý dẫn đường trong sự nghiệp kinh doanh, đối với Lý Gia Thành, cách vượt qua trở ngại mới nói lên một doanh nhân tài ba.

Trong giai đoạn 1966-1967, ở Hong Kong, nền chính trị đầy biến động đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh tế. Nhiều người dân và thương nhân đã bỏ trốn khỏi vùng thuộc địa. Họ chạy trốn tới những nước xa xôi và an toàn như Canada, Australia và Mỹ. Kết quả là thương trường nơi đây trở nên bất ổn, các nhà đầu tư lo sợ sẽ mất mọi thứ. Với những nhà kinh doanh bất động sản như Lý Gia Thành, tình trạng này đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá bất động sản. Ngay cả ông cũng bắt đầu phải tìm kiếm các nguồn đầu tư nước ngoài như một bước đệm để giảm bớt ảnh hưởng của cuộc cách mạng. Ông thực hiện cuộc mua bán bất động sản đầu tiên tại Canada với thương vụ mua Trung tâm mua sắm Vancouver ngay khi bất ổn chính trị tại Hong Kong kết thúc.

Tuy nhiên, Lý Gia Thành không rút hết vốn tại Hong Kong. Trên thực tế, ông đã có ý định tận dụng một số cơ hội mà cuộc cách mạng mang tới. Khi vội vã chạy trốn khỏi Hong Kong, người ta đã bỏ lại sau lưng tất cả nhà xưởng, cửa hàng, khách sạn và nhà ở. Tất cả đều được bán với mức giá rẻ mạt khi thị trường ngày càng rớt giá. Đối với Lý Gia Thành, người luôn tin rằng cuộc cách mạng sẽ chỉ như một đốm sáng trên màn hình ra-đa chính trị của Trung Quốc và Hong Kong, thì đây chính là cơ hội để xem xét cả một danh mục những lời chào mua và lựa chọn những gì ông cho rằng sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất sau khi trật tự trở về với vùng thuộc địa và thị trường lại hứa hẹn như trước.

Lý đã xúc tiến việc mua bán bất động sản trong suốt thời gian cuộc cách mạng bùng nổ. Nhờ đó, ông trở thành một trong những đại gia bất động sản hàng đầu Hong Kong, đến mức vào năm 1973 - bốn năm sau khi cuộc cách mạng kết thúc - Tập đoàn Trường Giang của Lý Gia Thành đã nắm trong tay 40 khu đất trong danh mục đầu tư bất động sản thực tế của mình. Một ủy viên ban quản trị tại Hong Kong đã nói về những ngày tháng của Lý Gia Thành khi cuộc cách mạng diễn ra như sau: “Ông Lý hiểu rất rõ về thị trường bất động sản. Ông ấy đã mua lại mọi thứ trước khi giá cả bùng nổ và bán đi ngay trong quãng thời gian ấy.”

Lý Gia Thành có một bí quyết đơn giản cho những thành công về mặt tài chính. Ông nói: “Một người cần nhiều phẩm chất quan trọng để thành công, như khả năng làm việc chăm chỉ, lòng trung thành đối với những người làm việc cùng mình và với công việc đang làm, khả năng phán đoán tốt và cả một chút may mắn nữa. Tất cả những phẩm chất này phải kết hợp với lòng kiên định, trong đó lòng kiên định quan trọng nhất, bởi nếu bạn không có lòng kiên định, bạn sẽ có thể hết đi sang phía đông theo lời khuyên của người này, rồi lại sang phía tây vì lời khuyên của người khác. Và nếu như bạn nghe theo cả hai, thì dứt khoát là bạn gặp rắc rối rồi đấy”.

Ông cũng chia sẻ: “Theo cách nói của người Trung Quốc, tôi phải công nhận mình may mắn. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bao giờ tôi cũng nghiên cứu mọi việc rất kỹ - từ nguồn cung, cầu cho đến tình hình chính trị. Một khi đã quyết định, tôi sẽ tiến hành rất nhanh để thâu tóm thị trường vào đúng thời điểm. Các bạn thấy đấy, tôi luôn đeo đồng hồ bấm giờ. Cho dù một cơ hội trông có vẻ tuyệt vời đến đâu thì tôi vẫn luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những rủi ro có thể gặp phải.”

Hơn hết thảy, Lý Gia Thành là một thương gia trung thực và thẳng thắn. “Trước khi ký kết bất kỳ văn bản hợp pháp nào, nếu tôi đã nói đồng ý với ai đó thì có nghĩa là đã có sự ràng buộc. Đôi lúc tôi đồng ý quá vội vã và hợp đồng đó chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng tôi vẫn giữ lời hứa. Điều đó mang lại cho tôi sự tin tưởng ở mọi người. Lời nói là vàng.” Ví dụ, vào thập niên 70, ngay khi Lý bắt tay đồng ý bán ngôi nhà Elizabeth tại khu Uyển Tể cho Tập đoàn Inchcape Group thì ông nhận được một lời đề nghị khác có lợi hơn nhiều. Tuy nhiên Lý vẫn giữ chữ tín. Danh dự đã khiến ông từ chối lời đề nghị thứ hai và vẫn tiếp tục cuộc giao dịch mang lại ít lợi nhuận hơn với Tập đoàn Inchcape.

Khi nói chuyện này với các ông chủ Tập đoàn Inchcape, Lý khẳng định: “Một khi tôi đã nói đồng ý, tôi sẽ không bao giờ viện cớ để từ chối về sau.” Quyết định tôn trọng cuộc giao dịch cuối cùng đã đền đáp Lý Gia Thành. Sau này, Tập đoàn Inchcape đã đề nghị ông giúp phát triển khu đất xây dựng tòa nhà Công ty Điện lực Hong Kong - sự sắp xếp mà về sau đã dẫn tới việc Lý Gia Thành mua lại công ty này.

Hiển nhiên là, nếu Lý Gia Thành có ảnh hưởng lớn đến như vậy tới các đối tác làm ăn, thì ông cũng sẽ giành được lòng tin của các nhà đầu tư khắp nơi. Năm 1972, Lý có những kế hoạch lớn hơn cho Trường Giang, vì thế ông cần nhiều tiền hơn. Giải pháp tối ưu là cổ phần hóa Công ty Trường Giang. Do đó, ngày 31/7/1972, sau khi đã vạch rõ kế hoạch cụ thể với sự giúp đỡ của vợ, bà Amy Trương Nguyệt Minh - người trợ lý đắc lực trong các thương vụ của ông, cũng như có được quyền hợp pháp và sự tín nhiệm của Ngân hàng Hong Kong, Lý đã mở cửa công ty bằng việc cho lưu hành 25% cổ phần của Trường Giang trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Hiện nay được biết đến với cái tên Tập đoàn Doanh nghiệp Trường Giang, công ty này đã nhanh chóng có tên trên sàn giao dịch Viễn Đông và sàn giao dịch Vàng bạc. Công ty bắt đầu trao đổi mậu dịch tại London năm 1973 và tại sàn giao dịch chứng khoán Vancouver năm 1974.

Tập đoàn Trường Giang phát triển rất nhanh. Nếu năm 1972, tập đoàn này mới chỉ sở hữu 31.500 m2 bất động sản cho thuê và thu được 3,9 triệu đôla Hong Kong từ việc cho thuê các bất động sản này, thì đến năm 1973 - năm đầu tiên lên danh mục tập trung vốn để tái đầu tư, tập đoàn đã sở hữu tới 40 bất động sản, tính cả các bất động sản tại các khu vực dân cư và khu vực thương mại, tương đương gần 216.000m2. Cho dù Lý Gia Thành thường mua lại một bất động sản, phát triển nó rồi bán đi ngay sau đó, nhưng việc cho thuê bất động sản luôn là một phương án giúp tối đa hóa lượng tiền quay vòng để tái đầu tư.

Trong một thương vụ năm 1973, Lý đã mua lại một bất động sản mang tên Ngôi nhà Regent trên đường Nữ hoàng tại khu Trung tâm Hong Kong với giá 16 triệu đôla Hong Kong. Ông dự định sẽ quy hoạch lại nơi này trong vòng ba năm. Hiển nhiên là việc đầu tư vốn trong quãng thời gian dài như thế sẽ không mang lại lợi nhuận gì mà trái lại, trên thực tế công ty sẽ phải chịu lỗ một khoản tiền lên tới 13,8 triệu đôla Hong Kong. Lý quyết định loại bỏ phương án này. Thay vào đó, ông lựa chọn phương án cho thuê. Đến năm 1974, chỉ trong vòng một năm sau khi Lý Gia Thành ra quyết định, thu nhập từ việc cho thuê Ngôi nhà Regent đã mang về cho ông tới 4,6 triệu đôla Hong Kong so với mức ban đầu chỉ có 3 triệu đôla Hong Kong.

Tuy nhiên, niềm hứng khởi trước sự lớn mạnh của Tập đoàn Trường Giang vào đầu thập niên 70 đã bị cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp dầu lửa chặn lại. Các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa cắt giảm nguồn cung cấp và nâng giá xăng dầu. Giá năng lượng và nhựa tăng vọt đã đẩy các nhà sản xuất trong nước đến bước phá sản. Với lượng tiền lưu thông dư dả, Lý Gia Thành lúc nào cũng có thể mua nguồn nguyên nhiên liệu trực tiếp từ các nhà phân phối nước ngoài, nhưng ông vẫn phải đối mặt với một vấn đề là phải bán tống số nhựa đang có với mức giá chỉ bằng 50% giá các nhà sản xuất chào bán trên thị trường.

Lý do không chỉ bởi Lý không còn thấy hứng thú với việc kinh doanh đồ nhựa, mà còn do một nguyên nhân khác, ông cho rằng “công nghệ sản xuất nhựa ngày càng dễ bắt chước”. Trên thực tế, từ sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, ông ngày càng đầu tư ít thời gian và sức lực vào việc kinh doanh mặt hàng nhựa, thay vào đó ông tập trung vào các giao dịch bất động sản. Một đồng nghiệp kinh doanh thiết bị văn phòng nhớ lại một lần tới thăm Lý vào một ngày đặc biệt, khi lợi nhuận từ việc kinh doanh đồ nhựa của ông ngày càng ít đi.

Ông chỉ có thể tìm thấy Lý trong một phòng ngủ nhỏ tại nhà máy, cắm cúi bên những cái cân bằng đồng thau, đong đếm từng cánh hoa nhựa để làm thành một cành hoa giả, với hy vọng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc giảm thiểu chi phí sản xuất và vận chuyển. Trong khi vẫn miệt mài tìm ra tỷ lệ hoàn hảo nhất, ông lắc đầu và nhận xét một cách lơ đãng: “Hoa nhựa không còn là lĩnh vực béo bở để kinh doanh nữa. Đã đến lúc phải chuyển sang bất động sản rồi.” Rất lâu sau đó, thương gia này cay đắng nói: “Một thập niên sau, tôi vẫn tiếp tục kinh doanh thiết bị văn phòng với chỉ vài xu tiền lãi, còn ông ấy thì đã trở thành một đại tỷ phú”.

Mặc dù ngay từ cuối thập niên 60, Lý đã không còn nghĩ đến việc kinh doanh đồ nhựa nhưng mãi đến năm 1973, ông mới chính thức tách riêng việc kinh doanh đồ nhựa bằng việc thuê Edwin Leissner, một thương gia người Mỹ, trông nom hoạt động hàng ngày của nhà máy. Thêm vào đó, ông đã nhượng lại miễn phí hạn ngạch sản xuất nhựa cho nhà sản xuất nào muốn có. Tại Hong Kong, hạn ngạch là điều kiện cần thiết cho bất cứ ai muốn làm kinh doanh. Một công ty mua được càng nhiều hạn ngạch từ chính phủ thì càng được kinh doanh ở nhiều lĩnh vực. Bằng hành động này, Lý Gia Thành đã chính thức tuyên bố rằng những ngày tháng làm “ông vua hoa nhựa” của ông đã kết thúc. Ông đã tìm được một lĩnh vực khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn để đầu tư.

Tập trung vào công việc kinh doanh nhà đất trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng dầu lửa năm 1973, Lý Gia Thành đã mở rộng hướng phát triển vào nhà kho, nhà máy, văn phòng và nhà ở. Ông cũng đã sẵn sàng cho quan hệ hợp tác lâu dài và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận với Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada (CIBC), nơi ông sẽ chỉ mua lại dưới 10% cổ phần. Lý và CIBC muốn thành lập một công ty liên doanh đầu tư mạo hiểm mang tên Canadian Eastern Finance Limited. Công ty này sẽ cung cấp các nguồn hợp tác tài chính, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và dịch vụ quản lý vốn đầu tư. Thứ mà Lý đạt được khi hợp tác với tập đoàn tài chính này là quyền sở hữu một phần một ngân hàng có vị thế vô cùng quan trọng. Còn với CIBC, ngân hàng này đã chọn được đúng nhà doanh nghiệp châu Á thành đạt nhất.

Năm 1975, hai đối tác đã tiến hành thử nghiệm việc hợp tác trong một vụ giao dịch bất động sản - mua lại khu đất dọc cảng Hong Kong tại quận Cực Bắc với giá 85 triệu đôla Hong Kong. Trong số 77.760 m2 diện tích, 4.770 m2 được sử dụng để xây dựng 10 khu nhà ở sang trọng, mỗi khu cao 24 tầng. Phần diện tích còn lại dành cho các khu vui chơi giải trí, bể bơi và các khu thể thao. Đến năm 1978, tất cả các khu đều được bán hết. Đối với Ngân hàng CIBC, việc đầu tư vào thị trường bất động sản có tính rủi ro cao ngay dưới tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu lửa là một bước đi mạo hiểm. Tuy nhiên, điều này cũng chứng minh được khả năng dự đoán thị trường khu vực và châu Á của Lý Gia Thành là rất đáng tin cậy.

Vào thời gian Lý và Ngân hàng CIBC hợp tác với nhau năm 1975, việc kinh doanh của ông đã đi vào guồng trôi chảy. Cho dù lợi nhuận của Tập đoàn Trường Giang bị giảm xuống mức 6% doanh thu, tương đương 45,6 triệu đôla Hong Kong thì Lý Gia Thành vẫn đang đứng giữa một thị trường có nhu cầu mua sắm rất cao, điều này sẽ giúp nâng giá trị thị trường của Tập đoàn Trường Giang từ 120 triệu lên 530 triệu đôla Hong Kong. Một điều chắc chắn rằng, nếu như cuối năm 1975 Tập đoàn Trường Giang mới chỉ sở hữu xấp xỉ 459.000 m2 bất động sản tư nhân và thương mại, thì đến cuối năm tiếp theo con số này đã lên tới 571.500 m2, trong đó 9,4 triệu km2 là nhà ở, phần còn lại là đất thương mại và công nghiệp. Lợi nhuận năm 1976 cũng tăng hơn so với năm trước, lên mức 58,8 triệu đôla Hong Kong, tương ứng 29% doanh thu. Đến cuối năm 1977, lợi nhuận của Tập đoàn Trường Giang lại tiếp tục tăng lên mức 85,55 triệu đôla Hong Kong, tăng 45% so với năm 1976.

Tính đến năm 1977, Lý Gia Thành đã thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh bất động sản. Hiện tại ông sở hữu rất nhiều bất động sản quan trọng như 388.000 km2 khu vườn Tiger Balm nổi tiếng và Tập đoàn Wynncor Ltd. - một tập đoàn khách sạn sở hữu khách sạn Hilton Hong Kong, một dãy phố mua sắm và phần lớn cổ phần của khách sạn Bali Hyatt gồm 400 phòng. Lý vẫn đang tiếp tục củng cố danh tiếng “ông hoàng bất động sản”, “doanh nhân có bàn tay vàng”.

Năm 1978, Lý Gia Thành và Tập đoàn Trường Giang có cơ hội phát triển. Năm đó, tập đoàn đã mua lại 22% cổ phần của Công ty Green Island Cement để Trường Giang không phải phụ thuộc vào các nhà thầu bên ngoài. Năm sau, Tập đoàn Trường Giang mua lại 20% cổ phần của Trung tâm Hội nghị Suntec City và cùng với bốn nhà kinh doanh bất động sản khác xây dựng một tòa nhà văn phòng tại bến tàu Macau Ferry. Đến năm 1979, lợi nhuận đã đạt xấp xỉ 254,1 triệu đôla Hong Kong, tăng 91,6% so với năm trước. Cũng vào năm này, Lý Gia Thành trở thành ông chủ nhà đất tư nhân lớn nhất Hong Kong. Chỉ duy nhất chính phủ thuộc địa là sở hữu nhiều bất động sản hơn ông.

Điều thú vị là trong số tất cả các cuộc giao dịch bất động sản mà Lý thực hiện trong hơn hai thập niên qua thì cuộc giao dịch quan trọng nhất lại là cuộc giao dịch đầu tiên - nhà máy ở quận Cực Bắc. Lý thật sự rất cẩn trọng khi giữ lại quyền sở hữu bất động sản đầu tiên này. Không giống như các thương gia thành đạt phương Tây, những người có thể đốt bỏ tờ một đôla đầu tiên kiếm được, các thương gia Trung Quốc thường có truyền thống giữ lại hiện vật của cuộc giao dịch đầu tiên - không hẳn do mê tín mà đó vốn là truyền thống từ xưa của người Trung Quốc. Nếu việc kinh doanh của một thương gia thành công tốt đẹp, ông ta sẽ khiêm tốn cho rằng thành công đó là do tập tục truyền thống này mang lại. Còn nếu thất bại, mọi người sẽ cho rằng ông ta là kẻ không có năng lực.

Nhưng Lý Gia Thành không cần phải lo lắng về công việc kinh doanh của mình. Thực tế, năm 1979 đã chứng minh cho cả thế giới biết rằng ông có thể vượt lên cái nghèo để bước chân vào thiên đường của những đại gia siêu giàu có. Hiện tại, Lý đang tự mình thành lập một liên minh thương mại lớn và chuẩn bị thực hiện điều mà chưa một thương gia Trung Quốc nào từng làm được. Ông sắp sửa sở hữu một công ty thương mại.

(Theo Alpha Books)

 

Những yếu nhân trong làng kinh doanh thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tạp chí Business Week đã điểm mặt một số nhân vật mà quyết định của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình hoạt động thương mại-tài chính-kinh tế thế giới năm 2008.

Những yếu nhân trong làng kinh doanh thế giới

Năm 2008, cả thế giới “nín thở” dõi theo những biến động trên thị trường tài chính, giá dầu, thị trường bất động sản, các sản phẩm công nghệ, tình hình kinh tế Mỹ, Trung Quốc… Không ai có thể đưa ra một dự báo chính xác; do đó, nhất cử nhất động của những nhân vật đứng đầu các tổ chức, tập đoàn lớn - những người có khả năng thay đổi diện mạo kinh tế thương mại toàn cầu - đều được giới kinh doanh theo sát.

Danh sách dưới đây chưa đầy đủ, nhưng là những nhân vật đã khá “quen mặt” và nổi đình nổi đám:

*Ben Bernanke
Chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED)

Trong vòng chưa đến 2 năm nắm giữ chức vụ kinh tế quan trọng nhất tại Mỹ - Chủ tịch FED, ông Bernanke đã phải nếm đủ khó khăn. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng và nhà đất đang có nguy cơ đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Lạm phát lại là một mối lo khác, khiến ông Bernanke gần như bị dồn đến “đường cùng”. Trong khi đó, người tiền nhiệm, ông Alan Greenspan, dường như chỉ đổ thêm dầu vào lửa bằng những nhận định bi quan trên các phương tiện truyền thông. Giờ đây, tất cả những gì ông Bernanke có thể làm để chấm dứt mọi lời chỉ trích là phải đưa nền kinh tế Mỹ ra khỏi tình cảnh khó khăn hiện nay.

*Sergey Brin và Larry Page
Đồng sáng lập Google

Google vẫn đang là một “gã khồng lồ” đáng nể trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, với giá cổ phiếu của hãng trong năm 2007 đã tăng 50% so với 2006. Những tưởng giờ đây các “chàng trai” của Google chỉ còn mỗi một công việc nhàn hạ là duy trì thế thượng phong, nhưng trên thực tế, với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ không dây và phần mềm văn phòng, Brin và Page không còn cách nào khác là phải dấn thân vào những lĩnh vực mà Google không phải là “bá chủ”.

*Michael Dell
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Dell

Trở lại vai trò dẫn dắt Dell từ đầu năm 2007, Chủ tịch Michael Dell muốn đưa công ty của mình trở lại thời hoàng kim, sau nhiều năm luẩn quẩn với nhiều vấn đề khó khăn.

*Bill Gates
Người sáng lập tập đoàn phần mềm Microsoft

Tháng 6 tới, Bill Gates sẽ chính thức rời vị trí điều hành trực tiếp Microsoft, tập đoàn phần mềm đã đưa biến ông trở thành người giàu nhất thế giới trong hơn 10 năm liền. Dù vậy, giới kinh doanh vẫn dõi theo từng bước đi của con người đầy tài năng này.

*Steve Jobs
CEO của Apple

Hơn bao giờ hết, năm 2008, giới công nghệ nói riêng và cả thế giới nói chung không rời mắt khỏi Steve Jobs. Người tiêu dùng thì ngóng chờ sản phẩm mới của Apple, trong khi các đối thủ cạnh tranh thì hồi hộp và lo lắng không biết tới đây Steve Jobs sẽ tung ra “chiêu” gì để mê hoặc cả thế giới.

*Robin Li
Người sáng lập kiêm CEO của trang tìm kiếm Baidu.com

Từ Microsoft đến Yahoo, không một công ty nào có khả năng tuyên chiến với Google trong lĩnh vực tìm kiếm trên internet. Vậy mà một người Trung Quốc đã quyết tâm và làm được điều đó. Tại Trung Quốc, trang Baidu.com đã vượt xa Google trong lĩnh vực này, và đứng sau nó là doanh nhân trẻ Robin Li. Khó khăn hiện nay là Baidu trở thành đối tượng công kích của ngành âm nhạc, khi các công ty thu âm cho rằng lý do chính dẫn đến thành công của Baidu là cổ xuý cho việc tải nhạc bất hợp pháp từ internet. Năm 2008 này, giới kinh doanh tò mò muốn biết Robert Li sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào.

*Jack Ma
Người sáng lập kiêm CEO của Alibaba

Tháng 11/2007, Jack Ma đã tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho trang thương mại điện tử Alibaba do chính ông sáng lập, thu về hơn 1,5 tỷ USD. Ông đang có tham vọng biến trang Taobao thành một e-Bay thứ hai, và lập trang Yahoo! Trung Quốc. Vấn đề là làm thế nào. Thế giới đang chờ câu trả lời của ông.

*Pat Shanahan
Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc dự án Boeing 787

Máy bay 787 Dreamliner là một sản phẩm chiến lược, quyết định thành bại của Boeing. Năm 2007, mẫu máy bay công nghệ cao này đã trở thành sản phẩm thương mại bán chạy nhất trong lịch sử. Số đơn đặt mua 787 Dreamliner đã vượt quá con số 800, và vì một số lý do khách quan, Boeing đã hai lần phải lùi thời hạn giao máy bay cho khách hàng. Tại Boeing, Pat Shanahan nổi tiếng là chuyên gia gỡ rối cho các vấn đề của công ty. Hãy cùng chờ xem ông có thể làm gì để giải quyết vấn đề trễ thời gian giao hàng của dự án Boeing 787 Dreamliner!

*John Thain
CEO của Merrill Lynch

John Thain đảm nhiệm vai trò lãnh đạo Merrill Lynch vào đúng một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử công ty, thay thế vị trí mà cựu CEO Stanley O'Neal bỏ lại. Câu hỏi lớn đang được đặt ra: liệu ông Thain, người ngoại đạo đầu tiên dẫn dắt công ty trong suốt lịch sử 93 năm, có thể vực Merrill Lynch dậy và trở lại thời kỳ hoàn kim?

*Mark Zuckerberg
CEO của Facebook

Chàng trai 23 tuổi này thường được so sánh với những tên tuổi lớn trong làng công nghệ như Bill Gates hay Steve Jobs. Khoản đầu tư trị giá 240 triệu USD của Microsoft hồi tháng 10/2007 đã đẩy giá trị của Facebook lên khoảng 15 tỷ USD. Hãy chờ xem chàng trai trẻ này thu lời từ việc quảng cáo như thế nào với mạng xã hội ảo, mà không gây ảnh hưởng đến tính riêng tư của 59 triệu thành viên và bạn bè họ.

(Theo Business Week)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày