Các tỷ phú của châu Phi

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Hai người giàu nhất lục địa đen là đại diện da trắng của Nam Phi, theo danh sách công bố hàng năm của tạp chí Forbes.

Tỷ phú Nicky Oppenheimer và gia đình sở hữu hãng De Beers có tài sản 5,7 tỷ USD. Nhà tài phiệt Johann Rupert nắm giữ những sản phẩm đắt tiền thuộc tập đoàn Richemont. Tập đoàn này sở hữu thương hiệu Cartier và tài sản của họ là 3,8 tỷ USD.

Năm nay, châu Phi có thêm hai tỷ phú và cả hai người đều mang màu da đen. Trong số này, một là nhà công nghiệp người Nigeria và người còn lại là nhà tư bản mỏ người Nam Phi.

Nhà tỷ phú người Nigeria Aliko Dangote hiện có tài sản trị giá 3,3 tỷ USD, khởi nghiệp bằng khoản tiền vay của chú. Trong vòng 25 năm, Dangote xây dựng một đế chế bao gồm công ty sản xuất đường số một đất nước, một nhà máy xi măng và độc quyền sản xuất mì ống ở Nigeria.

Công ty của ông từng mua hai nhà máy lọc dầu vào những ngày cuối cùng dưới thời cựu tổng thống Olusegun Obasanjo. Nhưng tổng thống mới Nigeria Umaru Yar'Adua đã hủy việc mua bán trên và cho rằng việc mua bán không đúng trình tự.

Tỷ phú mới thứ hai của châu Phi trong danh sách của Forbes là Patrice Motsepe. Luật sư Motsepe từng mua vài mỏ vàng không sinh lời và từ đó gây dựng thành tài sản trị giá 2,4 tỷ USD.

Sinh ra ở thành phố Soweto, Motsepe từ một luật sư da đen đầu tiên tại hãng luật Gilfillan ở Johannesburrg vươn lên thành người điều hành một hãng khai thác mỏ sau khi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid sụp đổ.

Công ty khoáng sản Cầu Vồng Phi châu của anh hiện có doanh thu trong năm là 875 triệu USD.

(Theo BBC News)

 

Ông chủ chuỗi siêu thị nổi tiếng nước Anh

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong thế hệ những doanh nhân kỳ cựu nhất Anh quốc hiện nay, ít người không biết tới Kenneth Morrison.

Bằng tài năng kinh doanh, phương pháp làm việc kỷ luật và tinh thần tự học tập, từ một cửa hiệu thực phẩm nhỏ của gia đình, Kenneth Morrison tạo nên những chuỗi thành công chưa từng có. Tới nay, sau gần 40 năm hoạt động không ngừng nghỉ, Kenneth Morrison xây dựng thành công “đế chế siêu thị” mang tên dòng họ Morrison và bước lên đỉnh cao của sự nghiệp với khối tài sản cá nhân khoảng 1,8 tỷ USD. Kenneth Morriso cũng là một trong những doanh nhân giầu nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn.

Khởi nguồn của thương hiệu Morrison danh tiếng ngày nay được bắt đầu từ một cửa hiệu nhỏ tại khu chợ Bradford được xây dựng năm 1899 chuyên bán bơ và trứng. Sau khi tiếp quản, Kenneth Morrison từng bước đưa các hoạt động kinh doanh đi vào chiều sâu. Với chiến lược vừa mở rộng vừa điều chỉnh cho phù hợp, Morrison liên tục mở rộng được mạng lưới các siêu thị ra thị trường nội địa.

Tới năm 2004, Kenneth Morrison còn tiến hành bản hợp đồng thâu tóm chuỗi cửa hiệu Safeway và đưa tổng số siêu thị của Morrison lên tới con số 372. Hiện nay, Morrison là 1 trong 100 doanh nghiệp hàng đầu và 1 trong 4 chuỗi siêu thị lớn tại Anh quốc, tổng thu nhập năm 2007 lên tới 12 triệu Bảng.

Trưởng thành từ môi trường đào tạo của gia đình

Luôn tạo được một tình cảm đặc biệt với mọi người bằng phong cách giản dị, ông chủ của “đế chế Morrison” sinh ngày 30 tháng 10 năm 1931 tại Bradford, Yorkshire.

Bố của Kenneth Morrison - ông William Murdoch Morrison - là một thương nhân buôn bán thực phẩm. Năm 1899, ông William Murdoch Morrison mở một cửa hiệu chuyên bán thực phẩm mà chủ yếu là bơ và trứng trong khu chợ Bradford. Được sinh trưởng trong gia đình buôn bán, mặc dù là con trai út trong gia đình nhưng từ khi mới 5 tuổi, Kenneth Morrison bắt đầu phải phụ giúp công việc buôn bán của gia đình.

Nhờ đó, Kenneth Morrison sớm làm quen với môi trường kinh doanh. Những bài giảng không cần giáo án nhưng rất hiệu quả của ông William Murdoch Morrison cùng với công việc thực tiễn không biết từ khi nào đã ngấm vào những suy nghĩ của cậu bé Kenneth Morrison.

Niềm đam mê và ý thức tự giác của Kenneth Morrison lớn đến mức vào những ngày nghỉ và cả những kỳ nghỉ hè, cậu đều dành trọn thời gian phụ giúp công việc tại cửa hàng. Những bài học đơn giản đầu tiên như những buổi kiểm tra trứng bằng đèn hay tính tiền giúp bố sau này trở thành một nền tảng không thể thiếu giúp Kenneth Morrison tự tin đi từ thành công này tới thành công khác.

Tốt nghiệp chương trình trung học tại trường Bradford Grammar School, Kenneth Morrison gia nhập quân đội và tham gia huấn luyện tại một đơn vị thuộc Không lực Hoàng gia. Khoảng thời gian sống và huấn luyện trong một môi trường kỷ luật thép một lần nữa lại giúp Kenneth Morrison xây dựng cho mình một ý chí bền bỉ và lối sống kỷ luật.

Hầu như những gì tiếp thu được từ quân ngũ sau này có ảnh hưởng lớn tới phương pháp làm việc rất nghiêm khắc nhưng cũng rất tình người của Kenneth Morrison. Xuất ngũ, Kenneth Morrison quay về tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.

Khi bắt tay vào công việc kinh doanh của cửa hiệu, Kenneth Morrison ngay lập tức đặt tên cho cửa hiệu là Victoria và lên chương trình mở rộng hoạt động. Bên cạnh những mặt hàng bơ, trứng trước đây, Kenneth Morrison cho nhập về nhiều mặt hàng thực phẩm khác như thịt, rau, sữa... đồng thời tiến hành các bước thăm dò, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để đầu tư một cách trọng điểm.

Dưới sự điều phối của Kenneth Morrison, cửa hiệu Victoria ngày một thu hút được số lượng lớn khách hàng và đạt được mức doanh thu cao. Nhằm khai thác tối đa nguồn khách hàng và tận dụng cơ hội nâng cao quy mô hoạt động cho cửa hiệu, năm 1961, Kenneth Morrison đầu tư vào cải tạo và xây dựng cửa hiệu thành siêu thị đầu tiên.

Đây là bước khởi đầu thành công có ý nghĩa vô cùng quan trọng tạo nền tảng cho các bước khuyếch trương hoạt động của Kenneth Morrison trong lĩnh vực bán lẻ tại Anh.

Kiến tạo thành công mạng lưới siêu thị Morrison

Trong những năm đầu hoạt động, giống với nhiều siêu thị khác, dịch vụ khách hàng của Victoria vẫn còn rất hạn chế, nghèo nàn, vì vậy, mặc dù có được lượng khách khá ổn định nhưng chưa thực sự tạo được uy tín vượt trội với khách hàng.

Nhìn thấy yếu điểm cố hữu này, Kenneth Morrison hạ quyết tâm cải tạo bằng được để biến Victoria thành một siêu thị tâm điểm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ. Căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn đã được phác thảo, giai đoạn đầu, Kenneth Morrison tập trung vào cải tổ dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những khoản tài chính lớn được Kenneth Morrison đầu tư vào khâu tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng.

Ngoài những kỹ năng giao dịch, những kiến thức hiểu biết về loại mặt hàng của siêu thị, tất cả nhân viên đều phải có được một thái độ ân cần, nhiệt tình, lịch thiệp trong khâu phục vụ. Song song với đó, Kenneth Morrison tiếp tục cho cải tạo không gian bán hàng và cho nhập về những mặt hàng mới.

Sau những bước cải tạo cơ bản đó, lượng khách hàng tới Victoria ngày một tăng đã tạo cho siêu thị một tốc độ phát triển ổn định. Càng tiến sâu vào kinh doanh, quyết tâm của Kenneth Morrison càng lớn và ông bắt đầu tính tới chương trình mở thêm những siêu thị mới.

Nhằm tạo cơ sở tập trung thống nhất triển khai chiến lược bành trướng thị trường, Kenneth Morrison thành lập doanh nghiệp đầu mối Morrison đặt trụ sở chính tại Yorkshire. Bất chấp tiềm lực tài chính còn hạn chế, Kenneth Morrison vẫn quyết tâm đầu tư vào mua thêm cửa hiệu mới bằng cách huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Kenneth Morrison không tiếc công sức, thời gian tìm một số đối tác cùng tham gia góp vốn đầu tư.

Dựa trên cơ sở những kế hoạch phát triển dài hạn mang tính khả thi rất cao, cuối cùng Kenneth Morrison đã thuyết phục được một số đối tác cùng tham gia, nhờ đó, nguồn tài chính của Morrison được cải thiện đáng kể.

Theo tính toán của Kenneth Morrison, nếu xây dựng mới một siêu thị sẽ không chỉ tốn nhiều kinh phí mà nguồn khách hàng cũng sẽ phải tìm lại từ đầu, do đó, ông quyết định tìm mua những cửa hiệu cũ đang hoạt động sau đó đầu tư cải tạo thành siêu thị. Lần lượt siêu thị thứ nhất rồi siêu thị thứ hai... trong chuỗi siêu thị của Kenneth Morrison được xây dựng cả ở trong và ngoài khu vực Bradford. Tới năm 1967, Kenneth Morrison chính thức đưa doanh nghiệp Morrison lên tầm cao mới khi niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán của London.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi sống trên thị trường thực phẩm ngày càng lớn. Dự báo trước được xu thế này, Kenneth Morrison cho áp dụng ngay chương trình đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trong các siêu thị trong đó tập trung nhiều vào các loại thực phẩm tươi sống. Do hầu hết cơ sở hạ tầng hiện có đều chỉ có thể sử dụng vào lưu giữ các mặt hàng thực phẩm thông thường, ông phải tính ngay tới việc xây dựng thêm những kho chứa và bảo quản thực phẩm được trang bị các loại trang thiết bị kiểm tra tiêu chuẩn hiện đại hàng đầu ở Anh.

Là người luôn biết tạo ra cơ hội và cũng là người biết nắm bắt cơ hội một cách đúng lúc, khi hàng loạt kho tàng, bến bãi được xây dựng, ngoài mục đích phục vụ nhu cầu cho các chuỗi siêu thị của Morrison, Kenneth Morrison tiếp tục mở rộng sang khai thác dịch vụ cho thuê kho chứa, vận chuyển hàng hóa.

Đánh đúng nhu cầu của các doanh nghiệp, ngành dịch vụ mới của Morrison nhanh chóng mang lại cho những khoản lợi nhuận lớn và giúp doanh nghiệp luôn đạt tốc độ phát triển cao, ổn định. Theo đó, giá trị cổ phiếu của Morrison trên sàn giao dịch chứng khoán cũng tăng lên tới 174 điểm.

Tự đào tạo là bí quyết của thành công

Theo đà phát triển của doanh nghiệp, Kenneth Morrison tiếp tục tiến hành nhiều chương trình đầu tư quy mô lớn hơn và trở thành những tâm điểm chú ý trên thị trường bán lẻ Anh quốc, trong đó, đáng kể nhất là chương trình giành quyền sở hữu chuỗi cửa hiệu bán lẻ Safeway. Đây là một trong những thương hiệu từng có thâm niên hoạt động trên thị trường bán lẻ Anh quốc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong nhiều năm liền, hoạt động kinh doanh của Safeway không đạt hiệu quả và rơi vào giai đoạn tụt dốc.

Tận dụng cơ hội ngàn năm có một, Kenneth Morrison tiến hành thành công bản hợp đồng mua lại Safeway ở mức giá 3 tỷ Bảng Anh. Sau những chương trình cải tổ nhân sự, tổ chức kết hợp với hàng loạt chương trình quảng bá thương hiệu, Kenneth Morrison cho kết hợp thế mạnh về thương hiệu, thị trường, công nghệ của Safeway với thế mạnh tài chính của Morrison và tạo ra sự phát triển bùng nổ trên thị trường bán lẻ của Anh.

Tới thời điểm hiện nay, Morrison đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Anh Quốc sử dụng số lượng nhân viên lên tới 15.000 người tại 372 siêu thị nằm trên các tỉnh thành của cả nước. Morrison cũng là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất của Anh từng được trao tặng nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng Doanh nghiệp bán lẻ tiêu biểu năm 1998 và 1999; Giải thưởng vàng cho dịch vụ bán lẻ hàng thực phẩm năm 2000; Doanh nghiệp phân phối các loại hải sản tiêu biểu năm 2003; Thương hiệu thành công nhất của năm 2007 và mới đây nhất là giải thưởng Dịch vụ khách hàng năm 2007.

Trong gần 40 năm gắn bó với thương trường, hầu như Kenneth Morrison chưa được đào tạo bài bản về những kiến thức kinh doanh và để bù đắp lại những thiếu hụt đó, dù ở hoàn cảnh nào, môi trường nào ông cũng đều có một tinh thần tự học tập đáng khâm phục.

Nếu như, khi còn trong quân ngũ, Kenneth Morrison tự rèn cho bản thân lối sống kỷ luật, giản dị thì trong môi trường kinh doanh thực tế, từ khâu tính lợi nhuận, cách thức tiết kiệm đơn giản cho tới các chiến lược sáp nhập lớn, ông cũng đều quan sát học hỏi và áp dụng một cách bài bản.

Đối với nhân viên và những cộng sự, Kenneth Morrison là một người rất kỹ tính, nghiêm khắc và đòi hỏi rất cao tinh thần tận tụy với công việc nhưng trong cuộc sống thường nhật, ông lại là một người bạn, một người đồng nghiệp rất tình cảm, tận tụy.

(Theo VnEconomy)

 

Thomas John Watson - Luôn lo bị đánh bại

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

"Có một câu cổ ngữ cho rằng: khi bạn nói nghĩa là bạn dạy người khác và khi bạn nghe nghĩa là bạn học từ họ. Có rất nhiều ý tưởng đáng để nghe. Hãy chắc chắn rằng chúng ta nghe chăm chú. Chúng ta không bao giờ quá giàu ý tưởng đến nỗi phải cố gắng để không nghe". Lời nhắc nhở này cũng chính là một trong những bí quyết đã tạo nên thành công của Thomas John Watson (con).

Không ngừng lo lắng là bạn sẽ bị đánh bại

"Bí quyết tôi học từ cha tôi là luôn lo lắng mình sẽ bị đánh bại và nghĩ rằng không bao giờ để điều đó xảy ra", Watson (con) nói. "Tôi không bao giờ cảm thấy mình đã làm đủ đối với công việc. Nền tảng cho thành công của chúng tôi chính là sự lo lắng sẽ bị đánh bại. Chúng tôi đã vượt qua những công ty mà những nhà điều hành từng làm tôi sợ hãi".

Một trong những chìa khóa lớn nhất dẫn đến thành công của IBM là việc Watson không dừng lại và chấp nhận thành công mình đang có. Thay vì thế, ông luôn hướng về tương lai, tìm cách cải thiện, hướng đến cơ hội lớn và từ chối sự ổn định.

"Theo đuổi sự hoàn hảo không chỉ nghĩa là nhiệt tình với việc làm một thứ tốt nhất trong những thứ quan trọng nhất, mà nghĩa là chú ý tới các chi tiết và một mong muốn tiến bộ trong bất kỳ việc gì chúng ta làm" - Watson nói. "Nó đồng nghĩa với việc không thỏa mãn với tình trạng hiện tại. Chúng ta phải luôn luôn biết một cách chính xác tại sao công việc được giao cần được làm một cách đặc biệt, và nó được hoàn thành như thế nào, tại sao chúng ta không thể làm nó hiệu quả hơn. Đây là thái độ đã xây dựng nên xã hội công nghiệp hiện đại của chúng ta. Nó là thái độ đã xây dựng nên IBM. Chúng tôi hy vọng chúng tôi không bao giờ để mất điều đó".

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Watson nhanh chóng nắm bắt được bất kỳ cơ hội nào đến với mình. "Khi chúng tôi phát triển về quy mô, chúng tôi phải chắc chắn rằng những cái chúng tôi thêm vào không chỉ là sự mở rộng về trọng lượng, mà cả cơ bắp khỏe mạnh nữa" - Watson nói. Watson dành thời gian làm việc và chỉ tiến hành hành động khi ông thấy cần thiết và có lợi cho công ty.

Watson muốn chắc chắn rằng IBM luôn để mắt đến những thứ xung quanh - môi trường trong đó công ty hoạt động và những con người đang làm cho công ty hoạt động. Suy nghĩ lo sợ mình bị đánh bại không chỉ giúp cho công ty của ông duy trì vị trí hàng đầu trong trò chơi công nghệ mà nó còn là sự đảm bảo rằng những người đằng sau công ty luôn ở vị trí hàng đầu trong cuộc đua.

"Một trong những điều mà cha tôi luôn cố gắng để gây ấn tượng với tôi là thứ thành công chúng tôi có ở góc độ cá nhân cũng như doanh nghiệp là thứ được xây dựng và duy trì bằng tinh thần của những người khác" - Watson chia sẻ - "Cách duy nhất chúng tôi có thể đảm bảo sẽ giữ được tinh thần này là luôn luôn quan tâm đến ảnh hưởng của hành vi cá nhân và tập thể. Những việc chúng tôi làm được, dù là nhỏ nhất, cũng chứng tỏ nhiều hơn là những tuyên bố to tát nhất về ý định của chúng tôi".

Có thể chính lo lắng về thất bại đã động viên Watson tiếp tục duy trì và dẫn đầu cuộc đua. Ông nói: "Nếu IBM tiếp tục vững mạnh, để phát triển và mang lại lợi nhuận cho tất cả mọi người trong công ty và cho khách hàng cũng như cổ đông, chúng tôi phải chắc chắn rằng mình đang đi theo một định hướng đúng, đưa ra quyết định đúng và đối xử với mọi nhân viên bằng sự tôn trọng".

Luôn chính trực

"Sẽ dễ dàng trở thành lớn trong những thứ lớn, trong những thời điểm lớn khi mọi người đang dõi theo", Watson nói. "Tính cách hình thành trong cách chúng ta thực hiện các thói quen, các nhiệm vụ hàng ngày. Những người thực sự lớn lao là những người lịch sự, tử tế và hào phóng, không chỉ với một số người, trong một số hoàn cảnh, mà với tất cả mọi người vào mọi lúc. Một trong những lí do chúng tôi được biết đến như một công ty lớn là chúng tôi được biết đến như một công ty tạo nên những con người như thế".

Ở cả mức độ cá nhân và nghề nghiệp, Watson cam kết duy trì và hành động bằng sự chính trực. Ông bỏ kiểu tính lương hàng giờ và giới thiệu cách cho vay tiền của riêng công ty mình. Watson cũng là người khởi xướng ý tưởng tài trợ cho các hoạt động từ thiện. Là một người thân cận với nhiều đời tổng thống Mỹ, Watson cũng tán thành việc tăng hỗ trợ cho người nghèo và cho các hoạt động chăm sóc y tế.

"Chúng tôi thừa nhận trách nhiệm công dân của chúng tôi trong cộng đồng, ở cả quy mô quốc gia và thế giới, chúng tôi phục vụ lợi ích của chúng tôi tốt nhất khi chúng tôi phục vụ được lợi ích công chúng" - Watson nói. "Trong cộng đồng của IBM, chúng tôi cố hết sức để tạo ra một môi trường mà mọi người muốn làm việc và sinh sống. Chúng tôi thừa nhận bổn phận của chúng tôi là giúp cải thiện chất lượng của xã hội mà chúng tôi cũng là một phần trong đó. Chúng tôi muốn dẫn đầu tất cả các công ty đang làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn".

Tuy nhiên, sự tôn trọng của Watson với sự chính trực không nên bị nhầm lẫn với sự mềm mỏng của ông. Là một doanh nhân và giống như các đối thủ cạnh tranh khác, ông cũng hướng theo yếu tố lợi nhuận. "Chúng tôi tin rằng lợi ích trước mắt và lâu dài được phục vụ tốt nhất trong một hệ thống bao gồm các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Do đó, chúng tôi tin rằng chúng tôi nên cạnh tranh một cách mạnh mẽ, với một tinh thần thể thao và với sự tôn trọng các đối thủ cạnh tranh cũng như tôn trọng luật lệ".

Watson đã làm việc với máy móc, nhưng ông không bao giờ để công ty được điều hành bằng bất kỳ điều gì khác hơn là những bộ óc đầy lí trí và tình thương. Điều hành bằng sự chính trực không chỉ là cách làm cho Watson có thể ngủ ngon khi màn đêm buông xuống, mà ông biết rằng điều đó cũng làm nên một doanh nghiệp tốt.

(Theo VietnamNet)

 

10 tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO



Mark Zuckerberg (Mỹ), 23 tuổi

Tài sản: 1,5 tỷ USD

Zuckerberg, gương mặt “non choẹt” của giới công nghệ, đã đồng sáng lập mạng xã hội Facebook vào năm 2004 từ một phòng ngủ tập thể của đại học Harvard. Cậu đã bỏ học giữa chừng và tới thung lũng Silicon năm đó. Tháng 10 năm ngoái, Microsoft chi 240 triệu USD để mua lại 1,6% cổ phần của Facebook, hiện đang được định giá khoảng 15 tỉ USD. Zuckerberg hiện là tỷ phú trẻ nhất thế giới và cũng có thể là tỷ phú trẻ nhất từ trước tới nay tự tay gây dựng lên tài sản của mình.

Hind Hariri (Libăng), 24 tuổi

Tài sản: 1,1 tỷ USD

Hind Hariri, con gái cố Thủ tướng Libăng Rafik Hariri, đã lọt vào danh sách các tỷ phú trẻ của Forbes cách đây 2 năm nhưng sau đó bị loại và giờ đây cô trở thành nữ tỷ phủ trẻ nhất thế giới. Ngoài ra, Hariri còn là một người mẫu thời trang. Gần đây cô đã tham gia tuần lễ thời trang Paris và được cho là rất hâm mộ nhà thiết kế Channel.

Albert von Thurn und Taxis (Đức), 24 tuổi

Tài sản: 2,3 tỷ USD

Hoàng tử Đức thậm chí từng lọt vào danh sách tỷ phú từ năm lên 8 tuổi khi cha anh qua đời. Tới năm 18 tuổi, Albert von Thurn und Taxis chính thức thừa hưởng gia sản khổng lồ và trở thành tỷ phú.

Yang Huiyan (Trung Quốc), 26 tuổi

Tài sản: 7,4 tỷ USD

Cô gái giàu nhất Trung Quốc này cũng là một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới. Cô tốt nghiệp đại học bang Ohio (Mỹ) năm 2005. Cùng năm đó, cha cô, ông Yeung Kwok Keung, đã chuyển giao quyền điều hành công ty bất động sản Country Garden cho con gái. Sau khi kết hôn, video đám cưới của cô đã được tải lên trang chia sẻ hình ảnh Youtube.

Fahd Hariri (Libăng), 27 tuổi

Tài sản: 2,3 tỷ USD

Fahd Hariri, một trong những người con trai tỷ phú của cố Thủ tướng Libăng Rafik Hariri, hiện thành viên Hội đồng quản trị Beirut's Future, mạng lưới truyền hình qua vệ tinh bao phủ khắp vùng Trung Đông. Bên cạnh đó, Fahd Hariri còn điều hành 1 studio chuyên thiết kế đồ nội thất ở Paris, nơi người em gái Hind Hariri và mẹ anh đang sinh sống.

Aymin Hariri (Ảrập Xê-út), 29 tuổi

Tài sản: 2,3 tỷ USD

Là anh trai của tỷ phú Fahd Hariri, Aymin hiện đang sinh sống tại Thủ đô Riyadh của Ảrập Xê-út để giúp giám sát công ty đầu tư và xây dựng gia đình Saudi Oger cho người anh trai Saad Hariri, lãnh đạo phe đa số trong Quốc hội Libăng. Ngoài ra, Aymin còn là người đồng sáng lập kiêm điều hành công ty quản trị phần mềm Epok có trụ sở ở ngoại ô Washington D.C.

Begumhan Dogan Faralyali (Thổ Nhĩ Kỳ), 31 tuổi

Tài sản: 1 tỷ USD

Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là tỷ phú, Dogan Faralyali bắt đầu sự nghiệp của cô với vai trò là cố vấn cho hãng kiểm toán Arthur Andersen tại New York và sau đó làm cố vấn cho các công y công nghệ truyền thông hàng đầu của châu Âu. Faralyali hiện đang điều hành công ty truyền thông Dogan Holding do chính cô sáng lập.

Shivinder Singh (Ấn Độ), 32 tuổi

Tài sản: 2,5 tỷ USD

Shivinder Singh và anh trai Malvinder, 35 tuổi, đều tốt nghiệp đại học Duke (Mỹ). Hai người đã thừa kế quyền điều hành tập đoàn dược phẩm hàng đầu Ấn Độ Rambaxy và họ đồng sở hữu khối tài sản 2,5 tỷ USD. Theo Forbes, Malvinder hiện đang điều hành Ranbaxy trong khi Shivinder quản lý chuỗi bệnh viện Fortis Healthcare, khai trương hồi năm 2007.

Xiaofeng Peng (Trung Quốc), 33 tuổi

Tài sản: 2,5 tỷ USD

Năm 2005, Xiaofeng Peng về đầu quân cho cho công ty năng lượng mặt trời LDK Solar. Hai năm sau đó, Peng đã trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành LDK Solar, công ty chuyên chế tạo các sản phẩm được sử dụng cho tấm pin mặt trời (solar panel). Cổ phiếu của LDK Solar hiện đang được niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE Euronext.

John Arnold (Mỹ), 34 tuổi

Tài sản: 1,5 tỷ USD

Sinh ra trong một gia đình có bố là luật sư và mẹ làm kết toán, Arnold đã hoàn thành tấm bằng đại học Vanderbilt chỉ trong 3 năm. Sau khi tốt nghiệp, Arnold trở thành một nhà buôn dầu cho Enron và được cho là đã kiếm được 750 triệu USD cho công ty hồi năm 2001 khi mới 27 tuổi. Hiện tỷ phú trẻ này đang quản lý quĩ đầu tư Centaurus Energy.


(Theo Forbes)

 

Những CEO giàu nhất thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khi nhắc đến CEO là người ta nghĩ ngay đến sự giàu có và quyền lực. Họ là những con người có đầu óc và vô cùng tài giỏi. Hãy thử xem hiện giờ những CEO giàu nhất thế giới là ai, họ có bao nhiêu tiền? thông qua bảng danh sách của tạp chí lừng danh Forbes:

1. Warren Buffett
Trị giá tài sản: 52 tỷ USD
Chủ tịch và là CEO của Berkshire Hathaway

Buffet đứng đầu bảng danh sách những CEO giàu nhất thế giới. Ông có công rất lớn trong việc xây dựng công ty ngày một lớn mạnh. Berkshire Hathaway đã phát triển rất mạnh mẽ mạng lưới các công ty con. Trong đó có thể kể đến những công ty con như hai công ty bảo hiểm lớn là Geico và General Re; Công ty Benjamin Moore Paints, See's Candies và Fruit Of The Loom.

2. Lakshmi Mittal
Trị giá tài sản: 32 tỷ USD
Chủ tịch và CEO của ArcelorMittal

Người khổng lồ thép Ấn Độ là người đứng đầu của ArcelorMittal, nhà sản xuất thép đứng đầu thế giới về sản lượng. Theo bảng xếp hạng các tỷ phú hàng năm của tạp chí Forbes thì Mittal là người giàu thứ 5 thế giới.

3. Sheldon Adelson
Trị giá tài sản: 28 tỷ USD
Chủ tịch và CEO của Las Vegas Sands

Adelson hiện điều hành Las Vegas Sands, tập đoàn điều hành tổ hợp khách sạn, khu nghỉ mát và sòng bạc Venetian tọa lạc tại trung tâm bài bạc lừng danh Las Vegas. Ngoài ra, tập đoàn này còn là hãng mẹ của hai sòng bạc khổng lồ nữa tại Macao, nơi cách đây không lâu đã vượt Las Vegas để trở thành “thủ đô bài bạc” của thế giới nhờ sự ra đời của chính hai sòng bạc này.

4. Bernard Arnault
Trị giá tài sản: 26 tỷ USD
Chủ tịch và CEO của LVMH Group

Tập đoàn của ông LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy) nay phát triển kinh doanh khắp châu Âu và lan sang Nhật, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ... Còn hiện nay, sau mấy năm tung tiền thâu tóm hàng chục thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, LVMH đã trở thành tập đoàn thời trang deluxe số một thế giới.

5. Lawrence Ellison
Trị giá tài sản: 26 tỷ USD
CEO của Oracle

Dưới sự lãnh đạo của Ellison, Oracle ngày càng lớn mạnh. Vào đầu tháng này, Oracle vừa ký một bản hợp đồng trị giá 8,5 tỷ USD để có được BEA Systems. Hợp đồng sẽ hết hiệu lực vào khoảng giữa năm nay.

6. Mukesh Ambani
Trị giá tài sản: 20,1 tỷ USD
Chủ tịch và giám độc điều hành của Reliance Industries

Ambani làm nhiệm vụ của một CEO tại công ty nhưng chức vụ của ông lại không phải là CEO. Ông là con trai của Dhirajlal Ambani quá cố, ông trùm huyền thoại người Ấn Độ và là người sáng lập ra Reliance Industries. Năm 2002, những người con trai của Dhirajlal Ambani đã phân chia tài sản của gia đình, Muskesh giữ lại Reliance Industries và Reliance Petroleum.

7. Anil Ambani
Trị giá tài sản: 18,2 tỷ USD
Chủ tịch của Reliance ADA

Cũng giống như anh trai của mình, Muskesh, Anil không phong mình là CEO cho dù ông luôn làm nhiệm vụ của một CEO với hai nhà điều hành khác tại Reliance ADA. Sau khi cha chết, Anil chịu trách nhiệm điều hành các công việc viễn thông, tài chính… của gia đình.

8. Michael Dell
Trị giá tài sản: 17,2 tỷ USD
Chủ tịch và nhà điều hành của Dell

Dell từ chức chức vụ CEO vào năm 2004 để nhường đường cho Kevin Rollins, chủ tịch và CEO của Dell lúc bấy giờ. Nhưng dưới thời của Rollins, công ty đã phản đối, vì đã bỏ lỡ những khoản tiền kiếm được từ phố Wall và thậm chí còn để mất vị trí đứng đầu trên thị trường máy tính cho Hewlett-Packard. Vì vậy, Dell đã đảm nhận lại vị trí chủ tịch và CEO của Dell vào tháng 1/2007.

9. Azim Premji
Trị giá tài sản: 17,1 tỷ USD
Chủ tịch của Wipro

Giống như anh em nhà Ambani, chức vụ của Premji không phải là một CEO nhưng ông lại làm công việc của một CEO. Công ty Wipro của ông là một trong những công ty công nghệ thông tin lớn nhất của Ấn Độ. Vào đầu tháng này, ông đã bác bỏ tin đồn trên thị trường rằng Wipro thâu tóm CapGemini của Pháp.
10. Charles Koch
Trị giá tài sản: 17 tỷ USD
Chủ tịch và là nhà điều hành của Koch Industries

Cha của Koch, là Fred, người đồng sang lập ra công ty dầu, sau này có tên là Koch Industries. Charles đã đứng lên điều hành công ty kể từ khi cha chết, ông đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như hoá học, ống dẫn, nhựa đường, nông trại, buôn bán hàng hoá, gỗ và giấy. Hiện tại công ty là công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ.

(Theo Forbes)

 

Những tỷ phú tay trắng làm nên sự nghiệp

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Bỏ học, sống trong nghèo đói, mồ côi hay bị lạm dụng tình dục, rất nhiều người trong số 1.124 tỷ phú mà Forbes nêu danh đã phải trải qua những con đường vô cùng khó khăn để tiến tới giàu sang.

Roman Abramovich, tài sản 23,5 tỷ USD, mồ cô cha mẹ từ khi mới 4 tuổi và được bà và chú nuôi dưỡng. Bỏ học đại học, Abramovich kiếm được tiền sau khi mua lại công ty dầu Sibneft, sau này ông cũng bán đi. Là một fan bóng đá cuồng nhiệt, Abramovich đã mua câu lạc bộ Chelsea, Anh, và một căn hộ được cho là trị giá 100 triệu USD.
Sheldon Adelson, tỷ phú Mỹ, có tài sản 26 tỷ USD. Con trai của một lái xe taxi ở thành phố Boston, Mỹ. Năm 12 tuổi, Adelson vay của người chú 200 USD để đi bán báo. Sau đó, ông bỏ học và làm việc trong tòa án. Hiện là ông trùm khách sạn và sòng bạc, Adelson là tỷ phú giàu thứ 12 trên thế giới.
Richard Desmond, 2 tỷ USD. Sau khi cha mẹ ly dị, Desmond sống với mẹ trong garage. Bỏ học từ năm 14 tuổi để trở thành một tay trống, ông phải làm việc trong phòng giữ quần áo để trả chi phí sinh hoạt. Sở hữu tạp chí đầu tiên năm 20 tuổi và hiện ông có trong tay hàng chục tờ báo, bao gồm báo chuyên đưa tin về các ngôi sao OK!
Ingvar Kamprad, 31 tỷ USD, Thụy Điển, nhà bán lẻ giàu nhất thế giới và sáng lập ra chuỗi cửa hàng nội thất Ikea. Kamprad mắc bệnh khó đọc. Khi còn trẻ, ông bán dạo diêm, cá và đồ trang trí Giáng sinh. Nổi tiếng với sự giản dị: đi máy bay hạng thường, lui tới các nhà hàng rẻ tiền và trang trí nhà bằng nội thất của Ikea.
Li Ka-shing, 26,5 tỷ, Hong Kong. Li chuyển tới hong Kong sinh sống năm 1940 và buộc phải rời khỏi ghế nhà trường năm 15 tuổi sau cái chết của cha. Sau đó, ông mượn tiền để chế tạo hoa nhựa. Cuối cùng, ông thành tập đoàn Cheung Kong Industries, tập đoàn có cổ phần trong ngành viễn thông, bất động sản và siêu thị. Ông hiện là công dân giàu nhất Hong Kong.
Kirk Kerkorian, 16 tỷ USD, Mỹ. Con trai của một người nhập cư Armenia, ông bỏ học từ năm lớp 8 và đi đấm bốc. Kerkorian là một đấu sĩ nghiệp dư trước khi lái máy bay vượt Đại Tây Dương trong Thế chiến II. Ông kiếm được hàng tỷ USD khi mua bán hãng phim MGM. Ngày nay, ông chủ của MGM sở hữu hơn một nửa số căn phòng khách sạn ở Las Vegas.
Amancio Ortega, 20,2 tỷ USD, Tây Ban Nha. Con trai của một công nhân ngành đường sắt, khởi nghiệp với 25 USD và sự giúp đỡ của người vợ lúc bấy giờ - Rosalia Mera - bà này giờ cũng là tỷ phú. Ông bắt đầu may chiếc váy đầu tiên trong phòng khách. Ngày nay, Ortega đứng đầu Inditex, một trong những nhà sản xuất quần áo thành công nhất thế giới, được biết đến nhiều nhất với thương hiệu Zara.
J.K. Rowling, 1 tỷ USD, Anh. Rowling chuyển tới Bồ Đào Nha sau cái chết của mẹ. Trở lại Anh, bà mẹ đơn thân này phải sống nhờ tiền trợ cấp xã hội trong khi hoàn thành tập truyện đầu tiên về cậu bé phù thủy Harry Potter. Giờ trở thành một trong những nhà văn thành công nhất thế giới, bà đã ra cuốn sách thứ 7 và là cuốn cuối cùng về Harry Potter tháng 7 năm ngoái.
Oprah Winfrey, 2,5 tỷ USD, Mỹ. Sinh ra ở vùng nông thôn bang Mississippi, Oprah sống những năm đầu đời trong nghèo khó ở nông trang của người bà. Nữ hoàng talkshow này từng bị một kẻ họ hàng lạm dụng tình dục và được cho là sinh con ở độ tuổi 14. Đứa bé này sau đó đã chết vì bị sinh non. Oprah vừa ra chương trình truyền hình mới - Oprah Big Give.

(Theo Forbes)

 

Ông chủ sòng bạc số một thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chủ tịch hãng phần mềm Microsoft Bill Gates và ông trùm đầu tư Warren Buffett, hai người nắm giữ vị trí thứ nhất và thứ hai trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ, đã quá nổi tiếng khắp thế giới.

Bản thân người giàu thứ ba nước Mỹ không được nhắc đến nhiều như hai nhân vật này và không phải ai cũng biết rằng, ông là chủ của những sòng bạc hàng đầu thế giới hiện nay. Ông là Sheldon Adelson.

Năm nay 74 tuổi, Adelson hiện nắm giữ cổ phần trị giá khoảng 20 tỷ USD tại Las Vegas Sands, tập đoàn điều hành tổ hợp khách sạn, khu nghỉ mát và sòng bạc Venetian tọa lạc tại trung tâm bài bạc lừng danh Las Vegas. Ngoài ra, tập đoàn này còn là hãng mẹ của hai sòng bạc khổng lồ nữa tại Macao, nơi cách đây không lâu đã vượt Las Vegas để trở thành “thủ đô bài bạc” của thế giới nhờ sự ra đời của chính hai sòng bạc này.

”Nhà giàu” mới nổi

Mới đây, Las Vegas Sands còn đầu tư xây dựng một tòa tháp mang tên Palazzo trong tổ hợp Venetian tại Las Vegas, nâng con số phòng khách sạn tại đây lên con số 7.200 phòng, đưa nơi này thành tổ hợp khách sạn lớn nhất thế giới.

Là ông chủ của những công trình lừng danh như vậy, tại sao Adelson lại ít tiếng tăm? Có thể đó là do ông là một “nhà giàu” mới nổi. Tập đoàn Las Vegas Sands mới được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 12/2004 và chỉ 2 năm sau đó, tài sản của Adelson đã tăng thêm tới 17,5 tỷ USD.

Giới quan sát cho biết, trong lịch sử, chưa có ai lại giàu lên với tốc độ nhanh chóng như ông. Tính ra, mỗi giờ ông kiếm được trên dưới 1 triệu USD và cứ tốc độ này, có lẽ viễn cảnh ông vượt Bill Gates để trở thành người giàu nhất nước Mỹ còn cách không xa, mặc dù, thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm trong thời gian qua đã khiến tài sản của ông “bay hơi” mất 15 tỷ USD. Năm 2007, ông được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 6 trên thế giới.

Adelson cũng được mệnh danh là người Mỹ kiếm được nhiều tiền nhất tại Trung Quốc nhờ hoạt động kinh doanh sòng bạc và là nhà tại trợ lớn nhất cho các hoạt động của Đảng Dân chủ của Mỹ.

Những người thân cận với Adelson đều có chung nhận xét rằng, ông là một doanh nhân xuất sắc, nhưng rất nóng tính, hay cáu bẳn và chặt chẽ quá mức cần thiết. Tính cách này một phần có thể là do ông đã trải qua một thời thơ ấu cơ cực tại khu ổ chuột của người Do Thái ở Boston, nơi gia đình ông sống nhờ vào đồng lương còm cõi của người cha làm nghề lái xe. Một người bạn của ông từ hồi còn học tiểu học cho biết, thời đó, ai có 3 USD trong túi đã được coi là giàu có. Vây mà hiện nay, nhiều trong số những người bạn thuở hàn vi đó đã là ông chủ của những ngôi nhà sang trọng ở Las Vegas hay Malibu và thậm chí có cả máy bay Boeing.

Adelson bắt đầu đời kinh doanh của mình bằng nghề bán báo, sau đó, có một thời gian ngắn ông tham gia vào hoạt động môi giới cho vay cầm cố. Cũng giống như Bill Gates, Adelson cũng là một người bỏ học đại học giữa chừng. Tới những năm 1960, ông cùng với hai người bạn nữa mở một công ty du lịch. Công việc làm ăn cũng không đến nỗi nào nhưng tới thập niên 1980, ông quyết định xoay sang tổ chức một triển lãm thương mại dành cho các sản phẩm máy tính cao cấp.

Chắc chắn không phải niềm đam mê công nghệ đã thúc đẩy Adelson chuyển sang lĩnh vực mới này, vì nhiều người bạn thân của Adelson cho biết, đến tận bây giờ, họ vẫn không dám chắc là ông biết sử dụng máy vi tính. Ban đầu, mọi việc chỉ đơn giản là, Adelson phát hiện ra một địa điểm tổ chức sự kiện được bán với giá quá “bèo”.

Trong đầu, ông nhẩm tính sẽ thuê lại khu vực này với giá 0,25 USD mỗi foot vuông và cho thuê lại với mức giá cao gấp 100 lần là 25 USD mỗi foot vuông, hoặc thậm chí còn cao hơn. Vậy là triển lãm máy tính cao cấp mang tên Comdex ra đời vào năm 1987 và được tổ chức liên tục vào tháng 11 hàng năm tại Las Vegas.

Với công việc làm ăn diễn ra “xuôi chèo mát mái”, Adelson và một số người bạn hùn vốn để mua lại khách sạn và sòng bạc mang thương hiệu Sands của tập đoàn Kirk Kerkorian với giá 128 triệu USD. Lúc đầu, ông bị hấp dẫn bởi ý nghĩ rằng, Sands có đủ diện tích đất đủ lớn để ông đầu tư xây dựng một trung tâm tổ chức sự kiện. Nhưng chính việc mua lại Sands đã vô tình kéo ông vào lĩnh vực kinh doanh sòng bạc - lĩnh vực đưa ông lên vị trí giàu thứ ba nước Mỹ như ngày hôm nay.

Cuối thập niên 1990, Adelson hoàn thành công trình trung tâm triển lãm và tổ chức sự kiện Sands và công trình này ngay lập tức trở thành trung tâm tổ chức sự kiện thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất nước Mỹ.

Năm 1995, Adelson bán lại Comdex cho ngân hàng Softbank của Nhật Bản với giá 862 triệu USD, trong đó phần của ông là hơn 500 triệu USD. Năm đó, ông và nhiều đồng sự làm ăn đều đã ở độ tuổi trên 60 tuổi và nhiều người trong số họ bắt đầu chuyển sang nghỉ ngơi. Nhưng Adelson thì khác, ông thậm chí còn lao vào những vụ làm ăn lớn hơn. Đến năm 1999, cùng với số tiền bán Comdex, ông vay mượn thêm hàng trăm triệu USD nữa rồi cho phá hủy toàn bộ trung tâm tổ chức sự kiện Sands để xây nên tổ hợp sòng bạc và khách sạn Venetian với trị giá 1,5 tỷ USD.

Ông chủ khó tính

Với Venetian, Adelson phá vỡ những quy tắc cơ bản trong thiết kế của một sòng bạc. Các sòng bạc từ trước đến nay vẫn thường hướng du khách dành thời gian cho khu vực đánh bài bằng cách cung cấp ít tiện nghi nhưng Adelson lại xây dựng một tòa nhà hướng tới việc tổ chức sự kiện hơn là tập trung vào sòng bạc. Với quan điểm này, bên trong Venetian có những quán bar nhỏ và máy fax ngay trong mỗi phòng dành cho khách.

Cách bài trí này khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng thành công của Venetian. Tuy nhiên, hiện Venetian hiện chính là tổ hợp khách sạn và sòng bạc có mức lợi nhuận cao thứ hai ở Las Vegas, chỉ sau Bellagio, mặc dù, bộ phận sòng bạc chỉ đóng góp có 1/3 doanh thu cho tổ hợp này. Ai cũng phải công nhận rằng, Adelson cho cả thế giới thấy, đến Las Vegas không có nghĩa là chỉ để đánh bạc.

Ở Las Vegas, Adelson nổi tiếng là một người “khó tính”. Những người làm việc dưới quyền Andelson thường bị ám ảnh bởi tiếng quát của ông. Thỉnh thoảng, ông lại lên cơn thịnh nộ và nhằm vào một nhân viên cụ thể nào đó. Tuy nhiên, ông thường xuyên dùng biện pháp quát tháo để điều hành công việc. Đây là cách khiến ông trở thành một ông chủ đầy uy quyền và có những đòi hỏi cao, mà chính những điều này lại giúp ông trở nên giàu có.

Ông còn thường xuyên là tâm điểm của sự chú ý “nhờ” những vụ va chạm và kiện tụng. Người ta vẫn hay nhắc tới vụ ông phản đối các đầu bếp ở Las Vegas đứng đình công bên ngoài lối đi trước Venetian. Ông đã kiện họ lên tận Tòa án Tối cao của Mỹ và đã bị thua kiện. Vào cuối những năm 1990, ông còn phát đi vô số đơn kiện nhằm vào các nhà thầu tham gia vào dự án xây dựng trung tâm triển lãm Sands. Ngoài ra, đến cả công ty điện lực địa phương ở đây cũng bị ông kiện vì ông cho rằng, đúng ra công ty này phải dọn sạch các cột điện trên khu vực dự án của ông.

Người ta cũng hay nhắc tới mối thù truyền kiếp giữa ông với ông trùm Stephen Wynn, chủ của các sòng bạc Mirage và Bellagio cũng như nhiều địa chỉ lớn khác ở Las Vegas. Hai “đại gia” này tranh chấp nhau đủ mọi thứ, từ tiếng động của những ngọn núi lửa nhân tạo trước cửa Mirage tới kích thước bãi đỗ xe của Venetian.

Và giờ đây, cuộc chiến giữa hai nhân vật này lại tiếp tục diễn ra trên đất Macao và có vẻ như Adelson đang vượt lên trên đối thủ lâu năm của ông. Hiện Adelson đang làm chủ hai tổ hợp sòng bạc lớn ở Macao, trong đó có một sòng bạc lớn gấp ba lần so với sòng bạc lớn nhất ở Las Vegas. Đồng thời, tập đoàn của ông cũng đang đầu tư 7 - 9 tỷ USD để xây dựng thêm 13 khách sạn nữa tại Macao và 3,6 tỷ USD để xây dựng một tổ hợp sòng bạc và khách sạn ở Singapore. Hiện Aldenson còn đang “ngắm nghía” cả thị trường châu Âu và tìm địa điểm để xây dựng một phiên bản mini của Las Vegas ở đó.

(Theo TBKTVN)

 

Website 26 tỷ USD

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Với dáng người bé nhỏ, bộ quần áo rộng thùng thình và vẻ mặt tinh quái, Jack Ma không phải là một thần tượng của làng giải trí.

Nhưng khi đi trên phố, trên tàu điện hoặc tại sân bay, ông vẫn thường xuyên phải dừng lại vì người hâm mộ hỏi xin bút tích.

Là người sáng lập Alibaba.com - một trong những website thương mại điện tử lớn nhất và thành công nhất với trị giá trị thị trường có lúc lên tới 26 tỷ USD - Jack Ma có thể làm mê hoặc đông đảo người nghe bằng những phát biểu về tương lai của lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc. Ông còn được coi là Bill Gates của Trung Quốc và nằm trong số những người có ảnh hưởng nhất đền ngành công nghệ thông tin thế giới.

Nhưng khi trò chuyện riêng, Ma thú nhận rằng ông là người hay xấu hổ và không thực sự thích thú với sự chú ý của đám đông ngưỡng mộ.

Từ con số không…

Thành công đến vậy nhưng Jack Ma chưa từng học qua một trường lớp công nghệ nào. Ngạc nhiên hơn nữa, ông nguyên là một giáo viên tiếng Anh.

Sinh năm 1960 tại Hàng Châu trong một gia đình có bố công tác trong ngành kịch nói, mẹ làm trong lĩnh vực sửa chữa đồng hồ, Ma lớn lên với giấc mơ trở thành một một cảnh sát hoặc một nhà khoa học. Nhưng ngay từ bé, ông đã tỏ ra rất có năng khiếu học tiếng Anh và vô cùng yêu thích môn học này.

Từ năm 12 tuổi, ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng ông cũng đi xe đạp 45 phút tới một khách sạn để nói chuyện với các du khách người Mỹ, qua đó trau dồi tiếng Anh. Ròng rã như thế trong 9 năm trời, cộng với bằng Đại học Sư phạm Hàng châu Khoa Tiếng Anh, ông đã trở thành một người cực giỏi thứ ngôn ngữ này và hoàn toàn có thể sống sung túc, yên ả bằng nghề dạy học và biên phiên dịch.

Nhưng vào năm 1985, chuyến đi thăm một người bạn ở Australia đã làm thay đổi định hướng cuộc đời Ma. Ông nhớ lại: “Những gì mà tôi được học trước đó ở trong nước là Trung Quốc là nước giàu nhất trên thế giới. Nhưng khi tới Australia, tôi thấy mọi cái khác hẳn. Tôi bắt đầu nghĩ mình phải dùng đến trí óc của chính mình để đánh giá, để suy nghĩ.” Sau đó, Ma bắt đầu để ý nhiều hơn đến các hoạt động kinh doanh.

Và cuộc đời vẫn có những ngã rẽ không thể ngờ tới. Năm 1995, có nghĩa là mới cách đây hơn 10 năm, trong một một đoàn doanh nghiệp đi Mỹ, một doanh nhân Mỹ nói với ông rằng, với Internet, chỉ cần ngồi nhà cũng có thể tìm hiểu thông tin doanh nghiệp. Thế là, mặc dù mới lần đầu biết thế nào Internet, Jack Ma đã thấy ngay đây là một nguồn khai thác thông tin rất tuyệt vời.

Về nước, Ma hăng hái lên mạng nhưng thất vọng khi chẳng thấy thông tin nào về các doanh nghiệp Trung Quốc. Ý tưởng thành lập một website chuyên cung cấp thông tin về các doanh nghiệp Trung Quốc bất ngờ xuất hiện từ đó.

Cùng với việc viết đơn xin thôi việc, Ma vay bạn bè được số tiền 2.000 USD và bắt tay ngay vào việc thực hiện ý tưởng của mình. Với những mối quan hệ rộng rãi trong thời gian đi làm phiên dịch, ông đã nhận được sự hỗ trợ về thông tin và kỹ thuật từ nhiều nguồn, trong đó có Bộ Ngoại thương Trung Quốc, để xây dựng website. Với ông khi đó, hỗ trợ kỹ thuật là vô cùng quan trọng vì ông hoàn toàn mù tịt với mảng này.

Hăng say với ý tưởng mới, mỗi ngày Ma làm việc tới 16 tiếng đồng hồ. Hiện công ty của ông có trên 3.000 nhân viên, nhưng ở thời điểm đó, nỗ lực lắm Ma cũng chỉ dám thuê hơn 20 người. Khi đó, ở Trung Quốc, Internet vẫn là một thứ xa xỉ, nên không ít người cho việc làm của Ma là phí công vô ích.

Qua tìm hiểu ở Mỹ, Ma cũng biết, không giống như những trang web giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, kiểu website giao dịch giữa các doanh nghiệp như ông đang xây dựng rất dễ gặp thất bại. Do đó, trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bùng nổ ở Trung Quốc, ông quyết định hướng website của mình vào đối tượng này.

Với ước muốn trang web thông tin của mình sẽ là cả một kho báu thông tin vô tận và quí giá cho mỗi doanh nghiệp, giống như kho báu mà Alibaba đã mở ra trong câu chuyện cổ tích “Alibaba và 40 tên cướp”, Ma quyết định lấy cái tên Alibaba để đặt cho trang web này.

Nhưng toàn bộ số vốn mà Ma có ban đầu chẳng mấy chốc đã hết veo. Lại một lần nữa ông chạy đôn đáo khắp nơi để vay mượn. Lần này, dù vẫn e dè trước dự án của Ma, bạn bè và họ hàng cũng cho Ma vay tổng số tiền 60.000 USD. Nhưng số vốn này vẫn còn quá ít ỏi so với những yêu cầu của việc xây dựng trang web, và không bao lâu sau, Ma lại nhẵn túi. Nhưng ông quyết tâm không bỏ cuộc.

Với tài ăn nói khéo léo và những mối quan hệ rộng rãi, Ma đã thuyết phục được một quỹ đầu tư mạo hiểm của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) bỏ ra 5 triệu USD để đầu tư vào công ty của ông.

…đến công ty nhiều tỷ USD

Với chất lượng dịch vụ tốt, giá cả phải chăng, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng Alibaba không ngừng tăng lên. Alibaba.com có hai website con là Alibaba International và Alibaba China.

Alibaba International hiện là cổng thương mại điện tử cho giao dịch giữa các doanh nghiệp lớn nhất thế giới với 2.5 triệu người đăng ký sử dụng từ hơn 200 quốc gia. Mỗi ngày, có hơn 500.000 người truy cập vào trang này. Nhờ website, một cơ sở sản xuất đồ chơi quy mô gia đình của Trung Quốc cũng có thể bán hàng trực tiếp cho một công ty Mỹ.

Còn Alibaba China đã trở thành website thương mại điện tử tiếng Trung lớn nhất thế giới, với khoảng 14 triệu người đăng ký sử dụng. Năm 2006, doanh thu của Alibaba.com là 200 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2005. Dự báo, đến năm 2009, doanh thu của công ty sẽ là 1,3 tỷ USD.

Với thành công lớn của Alibaba.com, đến năm 2003, Jack Ma lại thuyết phục được một đối tác Nhật Bản đầu tư 20 triệu USD để mở một trang web bán đấu giá có tên Taobao.com. Hiện trang web này đã trở thành trang web bán đấu giá lớn nhất của Trung Quốc là một trong những trang web toàn cầu phổ biến nhất xét về số lượng người truy cập. Năm 2006, khối lượng giao dịch trên Taobao đạt mức 1 tỷ USD, tăng 8 lần so với năm trước đó.

Mỗi năm, Alibaba lại lớn lên nhờ những sáng kiến để giải quyết những vấn đề cụ thể liên quan đến thị trường Trung Quốc. Những sáng kiến đó của Alibaba thường bị các công ty khác bắt chước, một sự thật mà Ma rất không thích. “Các bạn nên học từ đối thủ cạnh tranh của mình, nhưng đừng bao giờ bắt chước họ. Nếu bắt chước, bạn sẽ không thể tồn tại”, Ma nói.

Năm 2005, Alibaba trở thành tâm điểm thu hút của thế giới công nghệ khi quyết định bán cho Yahoo 35% cổ phần với giá 1,7 tỷ USD. Nhưng tất cả chưa dừng ở đó. Và ngày 6/11 năm ngoái, Alibaba lại một lần nữa khiến cả thế giới phải chú ý khi tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và huy động được lượng vốn lên tới gần 2 tỷ USD, ngang ngửa với số vốn mà “đại gia” tìm kiếm Google huy động được trong đợt IPO năm 2004. Sau đó, các nhà đầu cơ đã đẩy cổ phiếu của Alibaba tăng giá thêm 193% ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, khiến giá trị của công ty vọt lên mức 26 tỷ USD.

Khi được hỏi về bí quyết thành công, Ma cho biết: “Tôi không phải là một chuyên gia công nghệ. Nhưng tôi nhìn công nghệ với con mắt của những khách hàng, những con người bình thường.”

Còn nhiều chuyên gia trong giới công nghệ thông tin thì cho rằng, thành công của Alibaba là website này biết cách đáp ứng những nhu cầu cụ thể ở Trung Quốc, trong khi nhiều đối thủ nước ngoài khác như người khổng lồ tìm kiếm trên mạng Google hay website thương mại trực tuyến eBay lại không chịu điều chỉnh để thích nghi với những điều kiện cụ thể ở đây.

Ma cho biết, phần lớn những ý tưởng của ông xuất hiện khi ông đang tắm. Ông thích dành thời gian rảnh rỗi đi dạo với 4 chú chó cưng, chơi cờ và đánh bài, mặc dù ông không phải là một tay chơi bài chuyên nghiệp. Ông nói: “Tôi không giỏi chơi bài nhưng tôi đã học được nhiều triết lý kinh doanh từ trò chơi này.”

Nhìn về phía trước, Ma cho biết, giấc mơ của ông là dùng những nguồn lực của tập đoàn để cải thiện đời sống của mọi người dân Trung Quốc, đặc biệt là 900 triệu nông dân của nước này. Ông nói: “Phải có một cách nào đó để sử dụng kinh nghiệm và bí quyết của chúng tôi để giúp họ sống đỡ khổ hơn.”

(Theo VnEconomy)

 

Bùng nổ tỷ phú ở châu Á

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Số lượng tỷ phú tại châu Á đã tăng hơn 30% so với năm ngoái với các đại gia tới từ Ấn Độ và Trung Quốc, danh sách tỷ phú hàng năm của tạp chí Forbes cho thấy.

Tính tổng số, năm nay trên toàn thế giới có 1.125 tỷ phú, tăng từ 946 tỷ phú hồi năm ngoái. Giá trị tài sản sau khi đã trừ thuế của nhóm người trên là 4,4 nghìn tỷ USD, tăng mạnh từ 3,5 nghìn tỷ năm 2007.

Trong danh sách các tỷ phú trên thế giới có 211 người châu Á, tăng cao so với năm ngoái với chỉ 160 người. Năm 2007, Ấn Độ có 36 tỷ phú thì năm nay con số này là 53 người. Còn Trung Quốc, trong danh sách tỷ phú năm 2007 của Forbes có 20 người thì nay là 42.

Hongkong có thêm 5 người lọt vào danh sách, nâng tổng số tỷ phú đến từ khu vực này lên 26 người. Trung Quốc, gồm cả Hongkong, đã dẫn đầu bảng xếp hạng có nhiều tỷ phú nhất khu vực châu Á.

Nhật Bản, quốc gia năm ngoái mất vị trí dẫn đầu châu Á sau 20 năm luôn đứng số 1, hiện chỉ có 24 tỷ phú trong danh sách, không thay đổi gì so với 2007 nhưng giảm so với 2006 - từ 27 tỷ phú.

"Chúng tôi thấy có xu hướng rằng Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ vài năm hoặc một thập niên về số lượng tỷ phú" Luisa Kroll của Forbes cho hay.

Ấn Độ hiện đứng thứ 3 thế giới về số lượng tỷ phú, Mỹ đứng đầu với 469 tỷ phú, tăng từ 415 người vào 2007. Số tỷ phú ở Nga là 87 người.

Trong danh sách 10 người giàu nhất thế giới có 4 công dân Ấn Độ, nhà tỷ phú Lakshmi Mittal đứng thứ 4 với 45 tỷ USD, tiếp theo ở hai vị trí 5 và 6 là nhà tài phiệt hóa dầu Mukesh Ambani 43 tỷ USD và người anh em của ông này là Anil Ambani có 42 tỷ USD. Tỷ phú địa ốc K.P Singh đứng thứ 8 trong danh sách với tài sản trị giá 30 tỷ USD.

Doanh nhân Hong Kong Li Ka-shing đứng đầu danh sách tỷ phú Đông Á với khối tài sản 26,5 tỷ USD. Tại Trung Quốc, tỷ phú Yang Huiyan, 26 tuổi, đứng đầu danh sách tỷ phú ở Trung Quốc đại lục. Cô này được thừa hưởng 7,4 tỷ USD khi được cha sang tên cổ phần tại công ty địa ốc Country Garden.

Gautam Adani, một sinh viên bỏ dở việc học, người đã kiếm tiền nhờ việc xây cảng Mundra, một cảng nhỏ ở tây Ấn Độ, là tỷ phú mới xuất hiện ở châu Á, có tài sản lên tới 9,3 tỷ USD.

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Australia có 14 tỷ phú, tiếp theo là Hàn Quốc với 12 người và Malaysia là 8. Indonesia và Singapore đồng hạng với 5 tỷ phú, Thái Lan 3 và Philippines 2.

(Theo AFP)

 

Chân dung 10 tỷ phú giàu nhất thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Lần đầu tiên sau 13 năm ngự trị ở đỉnh cao danh sách những người giàu nhất thế giới, Bill Gates lùi xuống hàng thứ ba, mất ngôi đầu về tay tài phiệt Warren Buffett. Dưới đây là hình ảnh của 10 người giàu nhất thế giới, theo công bố của Forbes.

1. Warren Buffet, tài sản 62 tỷ USD.
Nhà đầu tư được yêu mến nhất nước Mỹ giờ đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Ông đã vượt qua người bạn và cộng sự cũ Bill Gates sau khi cổ phiếu của hãng Berkshire Hathaway tăng giá 25% kể từ giữa tháng 7 năm ngoái. Ông từng hứa sẽ cống hiến toàn bộ tài sản để làm từ thiện sau khi qua đời.
2. Carlos Slim và gia đình, tài sản: 60 tỷ USD.
Nhà tài phiệt Mexico trở thành người giàu thứ nhì thế giới, vượt qua người sáng lập tập đoàn phần mềm Microsoft Bill Gates, nhờ sự mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong nước cộng với hoạt động hiệu quả của công ty điện thoại không dây - American Movil.
Là con trai của một người nhập cư Libăng, Slim kiếm được số tiền đáng kể đầu tiên vào năm 1990 khi ông mua hãng điều hành điện thoại cố định Telefonos de Mexico. Tháng 12 năm ngoái, American Movil ký hợp đồng với Yahoo, cung cấp dịch vụ duyệt web qua điện thoại ở 16 nước Mỹ Latin và Caribbe. Góa vợ và là cha của 6 người con, Slim là một fan của môn bóng chày và là nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật.
3. Bill Gates, tài sản: 58 tỷ USD.
Cựu sinh viên Đại học Havard, nhà sáng lập tập đoàn Microsoft, không còn là người giàu nhất thế giới. Giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm 15% sau khi hãng không thuyết phục được Yahoo sáp nhập để đánh bại Google trong cuộc chiến về thị phần trên Internet. Gates chuẩn bị từ bỏ việc tham gia công việc hằng ngày của tập đoàn do ông đồng sáng lập 33 năm trước và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động từ thiện. Quỹ từ thiện Bill&Melinda Gates Foundation của ông và vợ đã đóng góp tới 38,7 tỷ USD cho các hoạt động nhân đạo.
4. Lakshmi Mittal, tài sản: 45 tỷ USD.
Nhà tài phiệt này là người đứng đầu công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal (trị giá 105 tỷ USD). Ông sở hữu 44% cổ phần của ArcelorMittal. Định cư từ lâu ở London, Anh, ông là tỷ phú giàu nhất châu Âu.
Mukesh Ambani, tài sản: 43 tỷ USD.
Tỷ phú giàu nhất châu Á đứng đầu tập đoàn Reliance Industries, công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán Ấn Độ. Tài sản tăng lên 22,9 tỷ USD kể từ năm ngoái, khiến ông trở thành người có số tài sản tăng nhanh thứ hai thế giới. Người có tài sản tăng nhanh nhất là em trai ông, Anil, đứng thứ 6 trong danh sách tỷ phú. Hai người được thừa hưởng tài sản từ người cha quá cố - nhà tài phiệt danh tiếng Dhirubhai Ambani. Hai anh em không hòa hợp với nhau và năm 2005, mẹ của hai người đã ra một thỏa thuận phân chia tài sản một cách êm thấm. Mukesh dùng một phần tiền thừa kế để xây dựng tòa nhà 27 tầng.
6. Anil Ambani, tài sản: 42 tỷ USD.
Đứng thứ 6 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới, Anil Ambani là người có tài sản tăng nhanh nhất kể từ năm ngoái (tăng 23,8 tỷ USD). Là một vận động viên marathon, tài sản lớn nhất của ông là 65% cổ phần trong tập đoàn truyền thông Reliance Communications.
7. Ingvar Kamprad, tài sản: 31 tỷ USD.
Bán dạo diêm, cá, bút bi, thiệp Giáng sinh từ khi còn là một cậu bé, người giàu thứ 7 thế giới Ingvar Kamprad là một trong những nhà bán lẻ được yêu mến nhất trên thế giới. Bắt đầu kinh doanh đồ nội thất từ năm 1947, giờ đây Công ty Ikea của ông có cửa hàng trong 40 nước trên thế giới từ Florida, Mỹ, tới Quảng Châu, Trung Quốc. Giản dị giống hệt thương hiệu Ikea, ông thường tránh mặc vest, đi máy bay hạng thường và tới các nhà hàng rẻ tiền.
8. KP Singh, tài sản: 30 tỷ USD.
Singh hiện là trùm bất động sản giàu nhất thế giới sau khi đưa Công ty DLF của ông lên sàn chứng khoán năm 2007. Tài sản của ông tăng lên gấp ba lần năm nay.
Oleg Deripaska, tài sản: 28 tỷ USD.
Oleg Deripaska vươn lên thành tỷ phú đứng thứ 9 thế giới nhờ giá kim loại tăng. Ông trùm tài phiệt này đã vượt qua tỷ phú, cộng sự cũ Roman Abramovich để trở thành tỷ phú giàu nhất Nga. Deripaska kết hôn với một người họ hàng của cố tổng thống Nga Boris Yeltsin.
10. Karl Albrecht, tài sản: 27 tỷ USD.
Sau Thế chiến II, tỷ phú giàu nhất Đức này cùng em trai - Theo - đã phát triển cửa hàng rau quả nhỏ của bà mẹ thành chuỗi siêu thị giá rẻ Aldi, hiện trị giá 67 tỷ USD. Sau cùng, họ đã chia quyền sở hữu và điều hành chuỗi siêu thị này ở hai khu vực miền bắc và miền nam. Karl giành quyền điều hành chuỗi cửa hàng hoạt động hiệu quả hơn ở miền nam Đức. Cuộc sống cá nhân của tỷ phú này ít người biết đến ngoại trừ việc ông trồng hoa lan và chơi golf.

(Theo Forbes)

 

10 tỷ phú giàu nhất nước Nga

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thời gian qua Nga nổi lên là một nền kinh tế mạnh, cùng với đó danh sách các tỷ phú của xứ sở bạch dương cũng tăng nhanh. Dưới đây là chân dung 10 người Nga giàu nhất do tạp chí Finance công bố hôm qua.

Với tổng tài sản trị giá 40 tỷ USD, hiện ông trùm kim loại 40 tuổi Oleg Deripaska là tỷ phú giàu nhất Nga.
Roman Abramovich, chủ tịch câu lạc bộ Chelsea kiêm tỉnh trưởng Chukotka về nhì với 23 tỷ USD.
Chủ hãng thép Novolipetsk, xếp thứ 3 trong danh sách những người giàu với tổng tài sản vào khoảng 22,3 tỷ USD.
Chỉ kém người thứ ba 0,1 tỷ USD, Mikhail Fridman - cổ đông lớn nhất tập đoàn Alfa, chiếm vị trí tiếp theo trong danh sách.
Alexei Mordashov, cổ đông lớn nhất của tập đoàn luyện kim Severstal xếp thứ năm với 22,1 tỷ USD.
Vladimir Potanin, đồng sở hữu tập đoàn Norilsk, đang có 21,5 tỷ USD.
Mikhail Prokhorov hiện sở hữu 21,5 tỷ USD nhờ vàng và nickel.
Tỷ phú Suleiman Kerimov từng phất lên nhờ chứng khoán, hiện nắm giữ 18 tỷ USD.
Đứng thứ 9 trong danh sách là Viktor Vekselberg với 15,5 tỷ USD. Ông là người đồng sở hữu tập đoàn Renova.
Vị trí thứ 10 thuộc về tỷ phú Vagit Alekperov - chủ tịch tập đoàn dầu khí Lukoil, với 13,5 tỷ USD.

(Theo RIA Novosti)

 

Warren Buffett giàu nhất thế giới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Nhà tài phiệt Mỹ Warren Buffett vượt lên trên tỷ phú đồng hương Bill Gates và doanh nhân Mexico Carlos Slim Helu để trở thành người giàu nhất hành tinh năm nay.

Tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách những người giàu nhất thế giới. Năm nay, nhà sáng lập của tập đoàn Microsoft, Bill Gates, đã để tuột mất danh hiệu người giàu nhất hành tinh sau 13 năm liên tiếp.

Warren Buffett, 77 tuổi, người đứng đầu công ty Berkshire Hathaway đứng ở vị trí số một. Tài sản của ông đã tăng từ 52 tỷ USD năm ngoái lên 62 tỷ USD trong năm nay.

Xếp ở vị trí thứ hai là ông trùm viễn thông người Mexico, Carlos Slim Helu, với 60 tỷ USD. Về thứ ba là Bill Gates, kém Helu 2 tỷ USD.

Bảng xếp hạng năm nay không những tăng về số lượng các tỷ phú mà tổng tài sản cũng được nhân lên đáng kể. Các quốc gia có nhiều bước đột phá trong bảng thành tích là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

Năm ngoái danh sách này có 946 người, còn năm nay đã có 1.125 tỷ phú đến từ nhiều quốc gia với tổng tài sản lên đến 4,4 nghìn tỷ USD.

Mỹ vẫn là nước có số người giàu cao nhất thế giới với 469 tỷ phú. Nga giành lấy vị trí thứ hai - nam ngoái thuộc về Đức - với 87 người. Quốc gia về thứ ba là Ấn Độ với 53 tỷ phú, trong số đó có 4 người lọt vào top 10.

Năm nay, Trung Quốc đại lục ghi tên 42 người vào danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh và Hong Kong có 26 người.

(Theo News.com.au)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày